Trung Quốc: Thị trường đào tạo thể thao tăng 80% trong 10 năm tới

GD&TĐ - Quy định cấm dạy thêm của Trung Quốc đang thúc đẩy ngành công nghiệp đào tạo thể thao, thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh nước này.

Tiết học Thể dục tại một trường phổ thông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tiết học Thể dục tại một trường phổ thông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Ông Zhang, người quản lý một trung tâm điền kinh tại thủ đô Bắc Kinh, cho biết: Mùa đông năm 2021, mỗi lớp trượt tuyết có 700 học sinh đăng ký tham gia, cao gấp gần 9 lần so với 2 năm trước. Mức tăng này chịu ảnh hưởng của Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh và chính sách “giảm kép” hạn chế các trung tâm dạy thêm môn văn hóa.

“Các trung tâm dạy thêm Tiếng Anh, Toán học giờ chỉ được phép mở cửa vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ nên phụ huynh càng có nhiều thời gian cho con học thể thao”, ông Zhang nhận định.

Sau chính sách “giảm kép”, phụ huynh Trung Quốc chuyển sự tập trung sang giáo dục thể thao. Trẻ em được đăng ký tham gia các lớp học ngoài trời như trượt tuyết, bơi lội, bóng rổ và bóng đá. Các trung tâm thương mại hiện có lớp dạy nhảy dây, thi đấu. Các môn võ thuật như Kung fu, Judo cũng dần phổ biến.

Chị Wei, sống tại Bắc Kinh, cho biết đã đăng ký cho con trai 8 tuổi học trượt ván cách đây 2 năm. Học phí 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) cho một buổi học kéo dài một tiếng là không hề rẻ.

Nhưng người mẹ này cho biết: “Ban đầu, tôi hơi lo lắng vì con trai giảm cân sau khi tập nhưng cháu dần thích thú bộ môn này và kiên trì tập luyện. Giờ đây, thể chất của cháu đã được nâng cao”.

Theo một cuộc khảo sát dành cho phụ huynh TH, THCS, hơn 60% hộ gia đình ở Bắc Kinh, Thượng Hải và các đô thị cấp tỉnh khác đã chi từ 10.000 đến 50.000 nhân dân tệ cho các lớp huấn luyện thể thao. Một số phụ huynh thậm chí chi 1 triệu nhân dân tệ trong nhiều năm.

Việc phụ huynh đổ tiền cho con cái học thể thao nhằm mục tiêu chính là kỳ thi tuyển sinh THPT, hay còn gọi là zhongkao. Vào tháng 10/2020, Chính phủ Trung Quốc ban hành chỉ thị yêu cầu các địa phương tập trung nhiều hơn cho môn Thể chất trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Theo đó, Giáo dục thể chất là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Trung Quốc, ngang bằng với các môn Tiếng Trung, Toán, Tiếng Anh.

Vào cuối năm 2021, chính quyền Bắc Kinh thông báo môn Thể dục sẽ chiếm 70 điểm trong tổng số 750 điểm của zhongkao. Trước đó, môn học này chiếm 30 điểm.

Tại thành phố Quảng Châu, học sinh cần phải nhảy dây 182 lần trong một phút để giành điểm tuyệt đối môn Thể dục trong kỳ thi vào lớp 10, tăng từ 176 lần so với những năm trước đó.

Trước bối cảnh trên, các chuyên gia dự đoán thị trường giáo dục thể dục thể thao Trung Quốc sẽ tăng 80% lên 130 tỷ nhân dân tệ từ năm 2020 đến năm 2030. Sở dĩ con số này có thể tăng phi mã vì nhiều gia đình Trung Quốc hiện chỉ có một con. Phụ huynh có xu hướng dốc toàn bộ sức lực, tiền bạc nhằm cải thiện chất lượng học tập của con cái.

Tuy nhiên, chuyên gia lo ngại tình trạng phụ huynh Trung Quốc đổ xô cho con học thể thao sẽ khiến mô hình này bị kiểm soát, tương tự các trung tâm dạy thêm văn hóa. Dù vậy, phụ huynh vẫn sẽ tìm được cách “lách luật” để con cái đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi quan trọng.

Theo Nikkei Asia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.