Trường thể thao Trung Quốc thay đổi vì tồn vong

GD&TĐ - Chỉ ít ngày nữa là diễn ra Olympic Rio de Janeiro 2016. Hệ thống đào tạo vận động viên chuẩn bị cho thế vận hội lần này của Trung Quốc đã cho thấy có những dấu hiệu khó khăn…

Trường thể thao Trung Quốc thay đổi vì tồn vong

Nghiệp vận động viên kém hấp dẫn

Những thay đổi đã âm thầm diễn ra tại Trường Thể thao thiếu nhi số 1 Thượng Hải - Pudong New Area. Ngôi trường này là một mắt xích trong cỗ máy đào tạo những nhà vô địch Olympic của Trung Quốc trong 3,5 thập kỉ qua.

Hệ thống đào tạo thể thao Trung Quốc đạt được những thành công to lớn kể từ khi quốc gia này trở lại đấu trường Olympic năm 1980. Năm 2008, là chủ nhà Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu bảng tổng sắp huy chương. 4 năm sau, tại Olympic London 2012, Trung Quốc vẫn giữ được thứ hạng rất cao - thứ hai, chỉ sau Mỹ.

Tuy nhiên quá trình chuẩn bị cho Olympic Rio de Janeiro 2016 cho thấy cỗ máy sản sinh nhà vô địch bắt đầu có dấu hiệu trục trặc bởi sự chuyển dịch nhân khẩu tại một quốc gia thịnh vượng hơn. Đây là một thách thức lớn với Trường Pudong New Area - một trong 2.183 trường trên cả nước cho ra lò 95% các nhà vô địch Olympic của Trung Quốc.

“Vào những năm 1980 và 1990, các trường như chỗ chúng tôi có sức hấp dẫn đặc biệt” - Hiệu trưởng Huang Qin nhớ lại thời kì các gia đình nghèo hơn và khoản tiền trợ cấp thể thao hậu hĩnh là món tưởng thưởng giá trị - “Giờ đây phụ huynh không còn muốn cho con theo nghiệp thể thao nếu chúng học văn hóa tốt… Nguồn học sinh cho trường thể thao đã sụt giảm khi xã hội đặt tầm quan trọng hơn với giáo dục văn hóa”.

Đề cao giáo dục văn hóa

Tranh luận về sự tồn vong của hệ thống trường thể thao bắt đầu nổ ra từ thời kì Olympic Bắc Kinh 2008, khi mà nổi lên những vấn đề như vận động viên giải nghệ đối mặt với cuộc sống khó khăn, cũng như kì vọng tăng lên về tiêu chuẩn giáo dục trong tầng lớp trung lưu bùng nổ tại Trung Quốc.

Bắc Kinh đã giải tỏa bớt những lo ngại vào năm 2010 bằng việc ban hành chính sách mới, yêu cầu các trường thể thao tăng cường dạy văn hóa, và hỗ trợ thêm cho vận động viên giải nghệ.

Tại Trường Số 1 Pudong New Area, Huang cho biết đã cải thiện chất lượng giáo viên. 3 năm trước, trường cũng nới lỏng truyền thống đã tồn tại 40 năm là buộc học sinh học văn hóa và luyện tập hoàn toàn trong môi trường nội trú. Hiện nay, hơn một nửa trong số 700 học viên của trường học văn hóa ở trường khác. Trong số hơn 300 học sinh còn lại, khoảng 10% sống ngoài trường.

Những trường khác như Trường Thể thao Yangpu Thượng Hải, tổ chức lớp học thể dục dụng cụ như một hoạt động vui chơi ngoài giờ học vui vẻ nhẹ nhàng - nhằm xóa đi sự lo lắng của phụ huynh.

Tại Trường Schichahai, Bắc Kinh, treo những tấm hình cựu học sinh trường đã trở thành nhà vô địch Olympic. Hiệu phó Zhang Jing cho biết trường đưa ra “phát triển toàn diện” và trang bị cho vận động viên kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau khi giã từ nghiệp thể thao.

Trường Thể thao Thượng Hải, ngôi trường sản sinh ra cựu vô địch bơi Olympic Liu Zige, từ năm 2012 không tuyển học sinh không qua được bài kiểm tra văn hóa. Trường nhấn mạnh phương châm muốn dùng đào tạo thể thao để giáo dục thay vì lấy kết quả thể thao là tối thượng - Hiệu trưởng Sheng Maowu nói.

Ngày càng ít phụ huynh muốn cho con vào môi trường luyện tập khắc nghiệt, ngay khi đứa trẻ chỉ mới 6 tuổi, dẫn tới sự thiếu hụt số lượng học viên. Một số trường đã đóng cửa và nhiều trường khác phải điều chỉnh cách thức đào tạo. Số trường thể thao chuyên nghiệp đã giảm từ mức 3.687 trường năm 1990 - theo số liệu chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.