Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc tiết lộ lí do bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã vô cùng cẩn trọng

Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc tiết lộ lí do bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã vô cùng cẩn trọng

Vương Vũ Phát - chuyên gia về bệnh hô hấp tại Bệnh viện Đại học Bắc Kinh - được xem là "anh hùng chống SARS" trong dịch bệnh năm 2002-2003. Đối với tai họa virus Vũ Hán lần này, ông cũng thuộc nhóm bác sĩ đầu tiên có mặt tại tâm dịch thuộc tỉnh Hồ Bắc vào ngày 31/12/2019. 

Đến hôm 10/1, bác sĩ Vương còn nói tình hình "có thể phòng tránh và kiểm soát". Nhưng ít lâu sau, thông tin bản thân Vương Vũ Phát nhiễm corona đã khiến nhiều người hoang mang lo ngại. 

Tối 23/1, tờ SCMP dẫn lời bác sĩ Vương trên mạng xã hội Weibo, khẳng định ông đang dần hồi phục. "Hiện giờ tôi đã đủ sức lên WeChat, nhắn tin và lướt mạng. Tôi rất cảm động khi được mọi người hỏi thăm sức khỏe" - Vương cho biết.

Đồng thời, bác sĩ cố gắng tìm hiểu con đường lây lan virus đối với chính mình. Nhớ lại từ cuối tháng 12, đầu tháng 1, Vương đã đến nhiều cơ sở y tế và điểm cách ly tạm thời ở Vũ Hán.
Đối với bác sĩ Vương, virus Vũ Hán có thể lây nhiễm từ mắt

"Chúng tôi đã hết sức cẩn trọng và mang khẩu trang N95. Nhưng đột nhiên, tôi sực nhớ đã không đeo kính bảo hộ" - Vương nói. (Theo CDC, khẩu trang N95 là loại phổ biến nhất trong số các khẩu trang có đồ lọc khí, giúp ngăn chặn 95% phân tử trong không khí).

Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc tiết lộ lí do bản thân nhiễm virus Vũ Hán dù đã vô cùng cẩn trọng và đeo khẩu trang N95 - Ảnh 2.

Khẩu trang N95 chuyên dùng trong phẫu thuật (Ảnh: ohsonline.com).

Tiếp tục câu chuyện, bác sĩ Vương nói khi trở về Bắc Kinh, mắt trái của ông bắt đầu viêm kết mạc. Trong 2-3 giờ sau, ông lên cơn sốt và ho có đàm.

Ban đầu, Vương nghĩ đó là triệu chứng cảm cúm thông thường, do chưa từng thấy bệnh nhân ở Vũ Hán bị viêm kết mạc. Vị bác sĩ tự kê thuốc điều trị cảm nhưng không hết, trải qua nhiều lần sốt cách quãng.

Cuối cùng, Vương đi xét nghiệm và được báo dương tính với virus 2019-nCoV, tên chính thức mà tổ chức WHO dùng để gọi loại virus mới bắt nguồn từ Vũ Hán.

Từ trải nghiệm của mình, Vương Vũ Phát nhận định virus đã thâm nhập vào cơ thể thông qua đôi mắt không được bảo vệ.

Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc tiết lộ lí do bản thân nhiễm virus Vũ Hán dù đã vô cùng cẩn trọng và đeo khẩu trang N95 - Ảnh 3.

Bác sĩ Vương Vũ Phát (Ảnh: Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh).

Bà Li Lanjuan - thành viên trong Ủy ban Sức khỏe Quốc gia (Trung Quốc) - cho biết các nhân viên y tế nhất thiết phải đeo kính bảo hộ bởi họ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Tuy nhiên người dân chỉ cần đeo khẩu trang. Bà Li nói thêm, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực bào chế vaccine đối với virus 2019-nCoV.

Bác sĩ tái khẳng định bệnh viêm phổi Vũ Hán có thể phòng tránh và kiểm soát nhưng "xã hội sẽ phải trả giá"

Vương Vũ Phát hoàn toàn ý thức về sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng khi ông nhiễm corona, dù trước đó từng tuyên bố virus "có thể kiểm soát và phòng tránh".

Đến giờ, bác sĩ Vương vẫn nhấn mạnh khả năng khống chế bệnh dịch, dù "cần đến nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa". Lí do bởi tình hình ở Vũ Hán có nhiều điểm khác biệt, phức tạp.

Là người có mặt ở Vũ Hán khi virus mới vừa được phát hiện, ông Vương đánh giá công tác xử lý chợ bán sỉ hải sản Huanan (nơi bùng phát bệnh) là "nhanh chóng và hiệu quả". Ngoài ra, mầm bệnh được xác định nhanh hơn - đó là bước tiến đáng kể so với dịch SARS trước đây.

Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc tiết lộ lí do bản thân nhiễm virus Vũ Hán dù đã vô cùng cẩn trọng và đeo khẩu trang N95 - Ảnh 4.

Quang cảnh thường thấy trong chợ Huanan, nơi bùng phát virus Vũ Hán (Ảnh: SCMP).

Dù vậy, ông thừa nhận rất khó để kết luận virus lan nhanh như thế nào, mức độ dễ nhiễm bệnh của người dân ra sao... vì các chuyên gia đã không có đủ thông tin cần thiết. "Trước khi quay về Bắc Kinh, khi tôi đến vài phòng điều trị [ở Vũ Hán], tôi nhận ra nhiều nơi rõ ràng đã xuống cấp" - Vương nói.

"Tình hình vẫn có thể phòng bị và kiểm soát, mặc dù xã hội phải trả một cái giá cho nó" - Vương Vũ Phát nhắc lại. "Cái giá" này bao gồm các mối quan hệ gia đình - xã hội và tác động xấu đến nền kinh tế.

TheoHelino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.