Trung Quốc: Hệ lụy từ phát triển nóng mầm non

GD&TĐ - Những vụ bạo hành trẻ mầm non như dùng kim châm hay cho trẻ uống thuốc “gây buồn ngủ” tại Trung Quốc mới đây khiến dư luận phẫn nộ - được coi là hệ luỵ của quá trình phát triển quá nóng GD mầm non. 

Trung Quốc: Hệ lụy từ phát triển nóng mầm non

Từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 60 vụ lạm dụng trẻ mầm non và nguyên nhân chính được cho là đội ngũ giáo viên thiếu và yếu.

Thiếu trầm trọng giáo viên có bằng cấp

Trong nhiều thế kỷ là một xã hội nông nghiệp chủ đạo, Trung Quốc có rất ít nhu cầu giáo dục trẻ em sớm khi mà những gia đình nhiều thế hệ sống gần nhau có thể trông nom lũ trẻ. Tại khu vực đô thị, trường mầm non - nơi nhận trong gữ trẻ từ 3 - 6 tuổi - chỉ phổ biến vào thế kỉ 20, phần lớn dành cho gia đình khá giả.

Hiện trạng trên chỉ thay đổi đáng kể vào những năm 1980, khi nền kinh tế Trung Quốc hiện đại hoá và hàng triệu lao động nhập cư ra thành phố làm việc. Những gia đình “tam đại đồng đường” không con có thể chăm sóc bọn trẻ khi bố mẹ chúng làm việc. Trong khi đó, hệ thống tiểu học và THCS cạnh tranh cao buộc phụ huynh phải cho con đến trường càng sớm càng tốt.

Nhu cầu cho giáo dục sớm tiếp tục tăng tốc: Trong giai đoạn 2010 - 2013, Trung Quốc xây dựng 48.200 trường mẫu giáo, tăng 32%.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc có nhiều hỗ trợ bằng cả tài chính và chính sách - thì nhu cầu đã vượt xa những nỗ lực của Chính phủ. Năm 2013, Bộ Giáo dục đặt ra tỉ lệ chuẩn giáo viên chính thức/ học sinh các trường mầm non là 1/5. Nhưng hiện tại, tỉ lệ này là khoảng 1/18 khi 44 triệu trẻ mầm non “áp đảo” 2,5 triệu giáo viên.

Khoảng cách này vẫn tiếp tục tăng: Trung Quốc dự kiến thiếu 3 triệu giáo viên mầm non vào năm 2021. Bởi quá thiếu giáo viên có bằng cấp, các trường mầm non tuyển dụng kiểu “vơ bèo vạt tép”, tuyển bất cứ ai có nhu cầu làm giáo viên mầm non. Năm 2016, 22,4% giáo viên mầm non Trung Quốc chỉ có bằng THPT trở xuống.

Bài toán khó

Theo các chuyên gia phân tích, có 3 yếu tố dẫn tới thiếu hụt giáo viên.

Thứ nhất là mức lương thấp, đặc biệt là so với mức lương ở bậc tiểu học - nơi giáo viên có thể gấp đôi so với giáo viên mầm non.

Thứ hai là kỳ vọng thu nhập không tương xứng với thời gian và tiền bạc đầu tư cho theo đuổi nghề giáo viên mầm non.

Thứ ba là vị trí xã hội của nghề trông trẻ tại Trung Quốc không được coi trọng; những người làm nghề này thường bị coi là không thể làm công việc nào tốt hơn.

Chính phủ Trung Quốc đã không có giải pháp thích đáng cho những bất cập ở bậc mầm non.

Mặc dù đầu tư chính phủ tăng lên từ những năm 1980, khoảng 2/3 tổng số tiền đổ vào các trường mầm non đến từ khu vực tư nhân, đa số tập trung vào nhóm trẻ thuộc gia đình có địa vị kinh tế xã hội thấp.

Các trường mầm non công lập, thường có tiêu chuẩn tuyển sinh cao hơn, học phí cao hơn, giáo viên bằng cấp hơn và kết quả GD tốt hơn - chủ yếu đáp ứng cho trẻ thuộc gia đình có điều kiện hơn.

Vì thế không ngạc nhiên khi 2 vụ bê bối lạm dụng trẻ gây xôn xao gần đây xảy ra ở các trường mầm non tư nhân thuộc hệ thống kinh doanh GD mầm non RYB Education Inc. và Ctrip.com International Ltd.

Các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giải quyết tận gốc bài toán trên. Theo đó chính phủ cần tăng thu nhập cho giáo viên ở các trường mầm non. Điều này có thể thực hiện qua hệ thống trợ cấp; thiết lập mức lương tối thiểu và quy định hạn chế số tiền các phòng, sở giáo dục chi cho xây dựng, công nghệ và hạ tầng khác - để bảo đảm khoản chi tương xứng cho lương giáo viên.

Theo các chuyên gia, về lâu dài, Bộ Giáo dục Trung Quốc cần tìm cách kết nối hệ thống trường công với trường tư để nâng chuẩn giáo dục hệ thống trường tư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.