Trung Quốc tìm cách cân bằng dòng chảy du học

GD&TĐ - Trong vài năm qua, các trường đại học Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược “quốc tế hoá”. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng Trung Quốc vẫn “thâm hụt” khi số sinh viên Trung Quốc du học nước ngoài vẫn vượt xa số du học sinh quốc tế tới Trung Quốc…

Trung Quốc tìm cách cân bằng dòng chảy du học

Chiến lược quốc gia

Trung Quốc là nguồn cung cấp du học sinh nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hiện nước này đang tìm cách chuyển mình thành một điểm du học hấp dẫn với sinh viên quốc tế, đó cũng là cách giữ chân tài năng Trung Quốc ở lại học tập tại quê nhà…

Vào tháng 9/2010, Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố kế hoạch thu hút 500.000 du học sinh vào năm 2020, trong đó 150.000 người theo học chương trình đại học chính thức. Nếu đạt mục tiêu này, Trung Quốc sẽ là điểm du học có đông học sinh quốc tế nhất tại châu Á.

Những lí do của chính phủ nhắm tới mục tiêu như vậy không khác với các quốc gia khác. Trên thế giới, các quốc gia đang cạnh tranh gay gắt thị phần du học sinh quốc tế, điều này không chỉ tạo nên sự đa dạng sinh viên trong các trường mà cũng giúp bổ sung nhân tài cho nền kinh tế sau khi tốt nghiệp.

Thu hút sinh viên quốc tế từ lâu cũng được coi là cách hữu ích nâng cao vị thế quốc tế của một quốc gia và Trung Quốc hy vọng nỗ lực trong lĩnh vực này sẽ giúp cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế.

Sinh viên quốc tế cũng đóng góp nguồn tài chính quan trọng cho nền kinh tế. Mỹ, UK và Australia đều coi giáo dục đại học là một phần quan trọng trong chiến lược thương mại quốc tế. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2015, xuất khẩu giáo dục Mỹ đạt doanh số 35,76 tỉ USD. Về khía cạnh này, Trung Quốc hiện đang “thâm hụt” khi số sinh viên du học nước ngoài lớn hơn số du học sinh nước ngoài đến Trung Quốc.

Mất cân bằng dòng chảy du học

Bộ phận du học sinh đến Trung Quốc có mức tăng cao nhất là từ châu Phi. Năm 1999 có 1.384 sinh viên thì đến năm 2016 đã có 60.000 sinh viên – tăng 4.400%. Để duy trì xu hướng này, chính phủ Trung Quốc đang tăng số học bổng cho sinh viên châu Phi.

Nếu xét trên số lượng thuần tuý thì châu Á vẫn là nguồn cung sinh viên quốc tế lớn nhất cho Trung Quốc. Sinh viên từ các nước châu Á chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên quốc tế tại Trung Quốc năm 2016.

“Một loạt chính sách ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc góp phần vào mức tăng du học sinh ấn tượng” – nhận xét của Xu Tao, Giám đốc Vụ Hợp tác và trao đổi quốc tế, Bộ Giáo dục.

Có thể kể đến “10.000 học bổng chính phủ mỗi năm dành cho các nước dọc theo “một vành đai, một con đường” – Xu Tao cho biết. Đề xướng “một vành đai, một con đường” gồm mạng lưới khoảng 60 quốc gia, phủ rộng tại châu Âu và châu Á. Khoảng 207.000 du học sinh đến Trung Quốc năm ngoái từ mạng lưới các quốc gia “một vành đai, một con đường”.

Cũng còn khoảng cách lớn giữa số sinh viên Trung Quốc du học nước ngoài mỗi năm với số sinh viên nước ngoài tới Trung Quốc. Năm 2016, 540.000 sinh viên Trung Quốc lựa chọn du học nước ngoài, trong khi chỉ 440.000 sinh viên quốc tế đến Trung Quốc.

Bên cạnh đó, trong khi đa số sinh viên Trung Quốc du học nước ngoài theo các chương trình bằng cấp chính thức, thì hầu hết sinh viên nước ngoài đến Trung Quốc học các chương trình trao đổi ngắn hạn hoặc các khoá học tiếng Trung.

Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh, Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn với du học sinh nước ngoài. Từ đầu thế kỉ đến nay, số sinh viên quốc tế tăng nhanh: Năm 2016 có 440.000 sinh viên quốc tế đăng ký học tại Trung Quốc, tăng 10 lần so với năm 1999 – theo Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Mariah Carey: 'Sau ánh hào quang'

GD&TĐ - Nữ diva từng trải qua tuổi thơ khó khăn. Khi nổi tiếng, cô từng bị chồng kiểm soát tiền bạc, kìm kẹp cuộc sống riêng.

Ảnh: Quốc Bình

Hương Thu

GD&TĐ - Em vẫn nhớ mãi cái tuổi 18 được quấn quýt với hương vị này bởi tình cờ theo bạn đạp xe về mãi Ba Vì chơi.

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.