Trong bối cảnh biến thể BA.4 và B.A5, tiêm vắc xin cho trẻ em cần thiết như thế nào?

GD&TĐ - PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ rất dễ mắc Covid-19 trong tình hình hiện nay, và với tỉ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: VGP.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: VGP.

Tại tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19 trong bối cảnh hiện nay?”do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện tại, Bộ Y tế đang tiếp tục khuyến cáo cho nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi đi tiêm mũi 3 và nhóm trẻ từ 5 đến 11 tuổi đi tiêm mũi 1 và 2. Đây là một trong những vấn đề cần thiết để chúng ta tạo miễn dịch cộng đồng. Rất đáng tiếc là, nhóm dưới 5 tuổi trên thế giới đã có vắc xin tiêm rồi nhưng ở nước ta thì chưa có để tiêm.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, có các câu hỏi của phụ huynh là "con tôi đã mắc rồi thì có nên đi tiêm hay không? có miễn dịch rồi thì có tiêm hay không?" Đây là vấn đề như các chuyên gia y tế đầu ngành đã nói, biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong gian đoạn này.

Chúng ta hoàn toàn có thể mắc trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho con của mình.

Theo PGS.TS. Trần Minh Điển, vấn đề thứ hai là các phụ huynh cũng đang rất lo lắng các mũi tiêm này có an toàn hay không? Chúng ta đều thấy rằng vắc xin an toàn. Đặc biệt là Việt Nam chúng ta ưu tiên chế phẩm Pfizer dành cho trẻ tư 12 đến 17 tuổi liều giống như người lớn, với trẻ từ 5 đến 10 tuổi chúng ta phải có chế phẩm riêng. Đây là những ưu tiên rất lớn của Chính phủ Việt Nam đối với trẻ em.

PGS.TS. Trần Minh Điển nhận định: “Chúng ta đã qua đỉnh dịch ở tháng 3, tháng 4 đến bây giờ là ngày 01/7, đã qua 3 đến 4 tháng rồi, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện.

Những hoạt động xã hội của chúng ta thời gian qua, nhất là trong những tháng hè, các gia đình đưa con đến những khu nghỉ dưỡng để nghỉ hè và tham gia vào các hoạt động xã hội khác.

Do đó trẻ rất dễ mắc trong tình hình hiện nay, và với tỉ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.”

PGS.TS. Trần Minh Điển cũng cho rằng, một nhóm yếu thế nữa là nhóm chưa có vắc xin dưới 5 tuổi. Với nhóm này, trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ cũng có mắc. Thực tế trong gia đình có trẻ sơ sinh mắc thì phụ huynh rất lo lắng và căng thẳng hơn rất nhiều so với người lớn hoặc người già. Đây chính là những lý do chúng ta cần bảo vệ cho nhóm chưa được tiêm vắc xin này, bằng cách chúng ta đưa con ở nhóm đã có vắc xin từ 5 tuổi trở lên đi tiêm trong thời điểm này để tạo miễn dịch trong gia đình. Vấn đề này rất quan trọng, nếu gia đình chúng ta tất cả đã có vắc xin rồi có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng an toàn hơn rất nhiều, và chúng ta bảo vệ cho cả cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo có được vắc xin cho cả nước chúng ta, vấn đề này rất tốt cho cộng đồng. Thời điểm này, những biến thể mới có thể xâm nhập và lan tràn trong cộng đồng của chúng ta.

Ngay như bây giờ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một ngày có khoảng 5 đến 7 trường hợp mắc hội chứng MIS-C là hội chứng viêm đa cơ quan. Đây là hội chứng rất nặng, ảnh hưởng tới tính mạng của em bé.

PGS.TS. Trần Minh Điển nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng các bậc phụ huynh, trong thời điểm này cũng là lúc các cháu nghỉ hè, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, tư vấn các bác sĩ để chúng ta có thể tiêm. Với việc tiêm này, Chính phủ đã dành những vắc xin tốt nhất, an toàn nhất cho các cháu.”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.