Trí tuệ nhân tạo giúp xác định hình ảnh có bị can thiệp Photoshop hay không

GD&TĐ - AI mới của Adobe hứa hẹn sẽ trở thành công cụ "giám định" hình ảnh giả mạo và xác định sự can thiệp của Photoshop vô cùng ấn tượng trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo giúp xác định hình ảnh có bị can thiệp Photoshop hay không

Nhiều người đang ngày càng lo lắng về việc các công cụ AI tham gia chỉnh sửa hình ảnh và video thay thế con người. Đặc biệt khi sức lan tỏa của mạng xã hội ngày càng lớn, nguy cơ các bức hình bị giả mạo bằng Photoshop và không được kiểm chứng cũng xuất hiện nhiều hơn.

Tuy nhiên, Adobe đang nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này. Công cụ AI mới của Adobe hứa hẹn sẽ trở thành một "nhân viên pháp y" chuyên giám định hình ảnh có qua Photoshop hay chưa.

Hệ thống AI mới của Adobe lần đầu được giới thiệu tại Hội nghị về máy tính CVPR hồi tháng này. Kết quả từ màn trình diễn cho thấy, AI có khả năng phát hiện một bức hình giả mạo, có sự can thiệp của Photoshop nhanh hơn so với con người. Hiện tại, công cụ mới chỉ đang dừng ở mức thử nghiệm nhưng tiềm năng ứng dụng của nó khá lớn.

Chia sẻ với trang The Verge, một phát ngôn viên của Adobe cho hay, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của dự án nghiên cứu. Trong tương lai, công ty muốn đóng vai trò lớn hơn trong việc phát triển công nghệ giúp theo dõi và xác minh tính chính xác của một phương tiện kỹ thuật số, có thể là ảnh hoặc video.

Theo tài liệu nghiên cứu, máy học có thể xác định hình ảnh giả mạo dựa vào 3 thao thác hình ảnh phổ biến. Đó là nối hình (kết hợp hai phần hình ảnh khác nhau), nhân bản (sao chép và dán hình ảnh) và xóa bỏ (xóa một đối tượng bất kỳ trong bức ảnh).

Để phát hiện ra bức ảnh giả mạo, AI sẽ lần tìm theo manh mối liên quan đến các layer ẩn bên dưới hình ảnh. Khi có sự can thiệp và chỉnh sửa, chúng sẽ để lại các dấu vết dưới lớp layer hình ảnh như sự sai lệch về màu sắc, độ nhiễu, độ sáng và chi tiết khi chuyển vùng. Ví dụ khi bạn ghép hai hình ảnh lại với nhau hoặc sao chép và dán một đối tượng từ bức ảnh khác, hình nền và màu sắc có thể sẽ không khớp.

Ảnh gốc (đầu tiên bên trái), ảnh giả mạo có thêm thắt các yếu tố (thứ hai bên trái) và ảnh kết quả sau khi dùng máy học phân tích (ngoài cùng bên phải)

Hệ thống AI của của Adobe được dạy bằng cách sử dụng một tệp dữ liệu lớn các hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Từ đó, AI có thể học được cách phát hiện các hình giả mạo. Trong bài thử thách với nhiều hệ thống khác, AI của Adobe tỏ ra vượt trội hơn hẳn.

Lợi ích của phương pháp sử dụng máy học là khả năng phát hiện các sự vật không rõ ràng và chưa từng được biết trước đó. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là nó chỉ phát huy hết công năng khi được cung cấp đầy đủ dữ liệu phục vụ cho huấn luyện.

Mặc dù vậy, tiềm năng từ công nghệ này là rất lớn và rất đáng chờ đợi trong tương lai. Khi đó, chúng ta có thể tránh được việc bị các tin giả mạo trên mạng xã hội "dắt mũi".

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.