Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí.
Dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp phòng chữa cước chân:
Rửa mặt: Dùng hai lòng bàn tay áp lên hai má, sau đó xoa mật ong một cách nhẹ nhàng. Nếu vết cước ở đầu mũi, có thể dùng hai ngón tay cái kẹp đầu mũi, sau đó vuốt lên vuốt xuống nhiều lần.
Vuốt tai: Dùng mặt trong của ngón tay cái và đốt cuối ngón trỏ của hai bàn tay kẹp lấy phía trên của tai sau đó vuốt chậm và nhẹ nhàng xuống phía dưới dái tai nhiều lần sao cho tai nóng ấm lên là được.
Xoa chân: Để các ngón tay trỏ, giữa và ngón út vào chỗ bị cước rồi xoa đều theo hình tròn nhiều lần. Nếu chỗ bị cước ở gót chân thì làm động tác xoa từ phía gót trở ra lòng bàn chân.
Đem ngâm ớt và gừng tươi, mỗi loại 60g trong 300 ml rượu 95 %, sau nửa tháng là có thể dùng được. Khi dùng, lấy bông tẩm dịch thuốc bôi vào chỗ bị cước mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc này có hiệu quả đặc biệt với người bệnh còn nhẹ.
Hoặc có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản sau.
Bài 1: Quế chi 60g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 - 15 phút vào buổi sáng và tối.
Bài 2: Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12g nhục quế, 6g đinh huơng, 6g ngũ linh chi, tất cả nghiền thành bột, trộn với dầu vừng, đắp vào chỗ phát cước, ngày 1 - 2 lần.
Bài 3: Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15 - 30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.
Bài 4: Lấy một ít cây lá lốt, một chút muối nấu lên và ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước cũng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.