Trên thế giới ước tính có 6.000-7.000 ngôn ngữ

Tiếng nói là độc quyền của loài người. Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới khác nhau giữa 6.000 và 7.000...

Trên thế giới ước tính có 6.000-7.000 ngôn ngữ
Tren the gioi uoc tinh co 6.000-7.000 ngon ngu - Anh 1

* Có bao nhiêu tiếng nói đang được sử dụng trên thế giới? Các loài vật dùng cách gì để hiểu nhau?

Bạn Vũ Thanh Hoàn (huyện Gia Lộc, Hải Dương)

Tiếng nói là độc quyền của loài người. Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới khác nhau giữa 6.000 và 7.000. Tuy nhiên, bất cứ ước lượng chính xác nào đều phụ thuộc vào sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngôn ngữ chính và ngôn ngữ địa phương. Một nhóm các ngôn ngữ có chung một tổ tiên được gọi là một hệ ngôn ngữ.

Hệ ngôn ngữ Ấn - Âu được sử dụng rộng rãi nhất và bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, và tiếng Hindi; hệ ngôn ngữ Hán - Tạng bao gồm tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tạng và nhiều ngôn ngữ khác; hệ ngôn ngữ Phi - Á, trong đó bao gồm tiếng Ả Rập, tiếng Amhara, tiếng Somali, và tiếng Hebrew; nhóm ngôn ngữ Bantu của hệ ngôn ngữ Niger - Congo, bao gồm có tiếng Swahili, tiếng Zulu, tiếng Shona, và hàng trăm ngôn ngữ khác trên khắp châu Phi; và nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesia, bao gồm tiếng Indonesia, tiếng Malaysia, tiếng Tagalog, tiếng Malagasy, và hàng trăm ngôn ngữ khác trên khắp Thái Bình Dương.

Các nhà khoa học đều đồng thuận cho rằng từ 50% đến 90% ngôn ngữ được sử dụng vào đầu thế kỷ 21 có thể sẽ tuyệt chủng vào năm 2100. Các ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất trên thế giới: Tiếng Quan Thoại 874 triệu; tiếng Hindi 366 triệu; tiếng Anh 341 triệu...

Một số loài chim bắt chước được một số câu nói do con người huấn luyện nhưng chúng chả hiểu gì đâu. Tuy nhiên động vật bằng nhiều cách khác nhau vẫn có thể hiểu nhau và người ta thường gọi là “ngôn ngữ động vật”.

Gà mẹ kêu thét lên và chúi đầu xuống là dấu hiệu báo động có diều hâu trên không, gà con cần ẩn nấp trong cánh của mẹ hay chạy nhanh vào nơi trú ẩn. Gà mái còn nghe được tiếng kêu “chip chip” của gà con qua vỏ trứng và đáp lại bằng tiếng kêu “cục cục” để báo sự an toàn cho gà con sắp phá vỡ vỏ trứng.

Loài rái cá cũng phát ra những âm thanh khác nhau để diễn tả cảm xúc. Mèo chỉ kêu “meo meo” khi cần sự chú ý của người nuôi (chào hỏi, đòi ăn, đòi ra ngoài…). Tiếng kêu của loài sóc chó là khá phức tạp có thể diễn tả khá chi tiết một kẻ thù đang đe dọa.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng về voi Andrea Turkalo còn soạn cả “từ điển” về ngôn ngữ của voi dựa vào tiếng kêu của chúng. Loài ếch Huia cavitympanum có thể giao tiếp bằng cách sử dụng tần số siêu âm mà con người không thể nghe thấy.

Loài ếch này có thể nghe và phát ra âm thanh lên đến tần số 38 kHz, trong khi mức âm thanh mà con người có thể phát hiện được là tần số 20 kHz. Cá heo khi ngủ còn có thể bắt chước giọng hát của cá voi mà chúng nghe được do con người huấn luyện...

Theo Nông Nghiệp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ