Từ học sinh “cá biệt” đến Giám đốc điều hành 9X trường Tiểu học & THCS Everest

GD&TĐ - Sau 7 năm du học, Nghiêm Nhật Anh đã trở về Việt Nam với tấm bằng xuất sắc của trường Đại học University of San Francisco (top 100 Đại học Mỹ) ngành Marketing. Anh coi công việc trái ngành đào tạo là duyên bất ngờ. 26 tuổi, Nghiêm Nhật Anh đảm đương vai trò Giám đốc Vận hành trường Tiểu học & THCS Everest (Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội)

Học sinh Everest luôn gọi Nhật Anh là thầy Andi một cách thân thiết dù Nhật Anh chưa một ngày đứng trên bục giảng.
Học sinh Everest luôn gọi Nhật Anh là thầy Andi một cách thân thiết dù Nhật Anh chưa một ngày đứng trên bục giảng.

Thử thách càng giúp Nghiêm Nhật Anh có động lực để không ngừng học hỏi, sáng tạo. Sau 3 năm thành lập, Everest đã là một thương hiệu đầy uy tín trong ngành giáo dục Hà Nội.

Bắt đầu từ “tuổi thơ dữ dội”

Giám đốc vận hành trường Tiểu học & THCS Everest Nghiêm Nhật Anh sinh ra và lớn lên trong gia đình có điều kiện ở Hà Nội. Tuy nhiên, ưu thế ấy cộng thêm sự non nớt tuổi trẻ đã khiến tuổi thơ của anh “dữ dội” so với bạn bè cùng trang lứa.

Nghiêm Nhật Anh chỉ học những môn học mình yêu thích và bỏ qua các môn học không hứng thú. Thông minh, lanh lợi, cá tính, phóng khoáng nhưng sai định hướng đã khiến Nghiêm Nhật Anh “thả” mình vào cuộc sống tự do, ham chơi và làm “nhà tài trợ” cho bạn bè trong các cuộc liên hoan, nhậu nhẹt.

Trong suy nghĩ của Nghiêm Nhật Anh khi ấy, làm chủ các cuộc chơi mới trở thành “thủ lĩnh” trong lòng bè bạn, và thể hiện được cái “oai” của bản thân.

Gia đình, nhà trường, thầy cô đã vô cùng vất vả để quản lý, giáo dục và thậm chí từng mất niềm tin vào sự “quay đầu” tiến bộ dù nhận ra bên trong cậu HS bướng bỉnh đầy tiềm năng để có thể trở thành một HS giỏi.

Từng có GV khi chứng kiến Nhật Anh nghịch ngợm, vi phạm kỉ luật chỉ âm thầm vận động mẹ anh cho chuyển trường để khỏi ảnh hưởng đến thi đua chung trường, lớp.

Khoảng thời gian “bất hảo”, đã khiến biết bao giọt nước mắt người mẹ tuôn rơi. Chỉ riêng người cha, dù buồn lòng nhưng luôn có niềm tin mãnh liệt “qua tuổi nông nổi nó sẽ quay về con đường chính “đạo”.

Nghiêm Nhật Anh tốt nghiệp trường ĐH University of San Fancisco (Mỹ) với tấm bằng xuất sắc ngành Mareting.
Nghiêm Nhật Anh tốt nghiệp trường ĐH University of San Fancisco (Mỹ) với tấm bằng xuất sắc ngành Mareting. 

Tốt nghiệp THCS, gia đình đưa Nghiêm Nhật Anh sang Mỹ du học với mong muốn, hy vọng môi trường sống mới và bước vào guồng quay học tập sẽ giúp Nhật Anh thay đổi.

Quả thật, khi sống xa gia đình, tự mình lo toan học tập và có điều kiện tiếp xúc với môi trường giáo dục tiên tiến, gặp được những người thầy có phương pháp giáo dục phù hợp, hiện đại… đã khiến Nghiêm Nhật Anh giác ngộ.

Chàng trai trẻ như được khơi dậy đam mê học tập, biết tiết chế bản thân, suy nghĩ tích cực đúng đắn con đường mình đang đi.

Mặt khác, sự khẳng định năng lực bản thân với bạn bè thế giới; niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc người Việt Nam khi sống xa tổ quốc… cũng chính là “cú hích”lớn giúp Nghiêm Nhật Anh học tập nghiêm túc và trở thành nhu cầu tự thân trong suốt 7 năm du học tại Mỹ.

Để giáo dục thay đổi thế giới

Có cơ hội ở lại học tập và làm việc tại Mỹ tuy nhiên Nghiêm Nhật Anh quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp với mong muốn được cống hiến kiến thức, sự trải nghiệm mình đã có.

Mặt khác, trong suy nghĩ của Nhật Anh, tình yêu đất nước phải được thể hiện bằng hành động, việc làm thiết thực chứ không chỉ nói suông.

Không ngừng học hỏi những nền giáo dục tiên tiến thế giới để xây dựng Everest vững mạnh.
Không ngừng học hỏi những nền giáo dục tiên tiến thế giới để xây dựng Everest vững mạnh. 

Nhớ lại những ngày đầu vận hành Tiểu học & THCS Everest, Nghiêm Nhật Anh chia sẻ: Trường xây xong, việc quan trọng là tuyển sinh đầu vào.

Mọi cơ hội đều được Nhật Anh và cộng sự tận dụng từ phát tờ rơi khu dân cư, quảng bá tuyển sinh qua Facebook, tổ chức tuyển sinh ngay tại các hội chợ...

Kết quả, năm đầu tiên Tiểu học & THCS Everest tuyển được hơn 300 HS cho 14 lớp của 2 bậc học. Những năm tiếp sau đó, con số HS tăng dần theo cấp số nhân. Và đến nay, bước vào năm học thứ 3, trường đã có gần 1.000 HS.

Có được sự thành công này, Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành Nghiêm Nhật Anh phải đưa ra được những chiến lược và định hướng đúng đắn.

Cùng đó trường nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất trường lớp, và đặc biệt luôn đặt quyền lợi, sự tiến bộ học tập của HS làm trung tâm để phát triển nhà trường.

Khi được hỏi: “Theo bạn, điều gì khiến Everest trở nên thành công trong chỉ hơn 2 năm?”, Nghiêm  Nhật Anh cho biết: “Chúng tôi đã có một khởi đầu tốt, còn tôi thực lòng không nghĩ rằng Everest đang ở một vị trí có thể nói là thành công.

Chúng tôi chỉ biết nắm lấy mọi cơ hội đến với mình, cũng như không ngại thay đổi và nhận sai. Ngay bây giờ đây tôi cũng đang còn một list vấn đề để giải quyết, còn nhiều điều cần cải thiện.

Thực sự 1000 HS đến với chúng tôi là điều may mắn không ngờ tới, nhất là những ngày đầu thành lập nhiều bỡ ngỡ. Chúng tôi phấn đấu theo 3 giá trị: Tâm huyết; Đúng cam kết; Học phí hợp lý.

Tôi nghĩ không ai trong chúng ta “đánh lừa” được tất cả mọi người. Một đứa trẻ lớp 2, có cô giáo tốt hay không chúng nhớ hết. Hôm nay chúng có thể không nói ra nhữn cảm nhận  nhưng năm sau chúng hoàn toàn có thể sẽ kể.

Bởi vậy, muốn tồn tại lâu dài thì bắt buộc phải làm thật. Kết quả ra sao, bạn chỉ có thể cố gắng hết sức và giữ lời, còn lại phải nhờ may mắn…”.

Nghiêm Nhật Anh luôn đặt HS làm trung tâm trong quá trình điều hành Everest .
Nghiêm Nhật Anh luôn đặt HS làm trung tâm trong quá trình điều hành Everest .

Nghiêm Nhật Anh cũng khẳng định: Với trường ngoài công lập, nhất định phải có đường lối đúng đắn, làm thật hiệu quả thật mới khẳng định được chất lượng và niềm tin của PHHS; Với giáo dục, nếu không vận hành bằng chữ tâm, sự cầu thị mà chỉ kinh doanh như những mặt hàng hóa thông thường và thương mại hóa… thì chắc chắn sẽ thất bại.

Chính vì vậy, từ chiếc ghế đọc trên thư viện, bàn ghế ngồi HS trong lớp, bể bơi nước mặn bốn mùa… đến tuyển chọn đội ngũ GV, chương trình giáo dục áp dụng đều được Nghiêm Nhật Anh tính toán cẩn thận dựa trên nhu cầu, phù hợp để khuyến khích HS học tập và nâng cao chất lượng giáo dục.

Không phô trương nhưng cũng đầy tự tin, Nghiêm Nhật Anh khẳng định: Anh đã và vẫn đang trên con đường đưa Everest đến thành công.

Anh tâm huyết với công việc mình đã chọn. Giáo dục sẽ giúp anh và đồng nghiệp chung lý tưởng chứng minh với xã hội: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”(N.Mandela).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ