Đào tạo chuyên khoa I cho 24 bác sĩ trẻ về vùng khó khăn

24 bác sĩ trẻ sẽ theo học khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa I được khai giảng ngày 18/7 tại Trường đại học Y Hà Nội.

Đào tạo chuyên khoa I cho 24 bác sĩ trẻ về vùng khó khăn
Đây là một hoạt động trong khuôn khổ dự án thí điểm “Bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” do Bộ Y tế tổ chức nhằm thu hút bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp loại khá, giỏi tình nguyện về công tác tại tuyến huyện một số địa phương, ưu tiên 62 huyện nghèo.

Tại lễ khai giảng, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, dự án thí điểm “Bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn, đồng thời góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện (BV) tuyến trên.

24 bác sĩ trẻ được đào tạo chuyên khoa cấp I lần này thuộc 8 chuyên ngành là nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh và y học cổ truyền tại Trường đại học Y Hà Nội trong 24 tháng trước khi được đưa về vùng khó khăn làm công tác tình nguyện.

Trước khi trúng tuyển, các bác sĩ này đã được tuyển dụng làm viên chức ở BV E (2 người) và một số BV đa khoa, trung tâm y tế (TTYT) tại huyện khó khăn của tỉnh Sơn La (BV huyện Phù Yên, BV huyện Quỳnh Nhai, BV huyện Sốp Cộp), Nghệ An (TTYT huyện Kỳ Sơn, TTYT huyện Tương Dương), Bắc Kạn (TTYT huyện Pắc Nặm), Yên Bái (TTYT huyện Trạm Tấu), Lạng Sơn (TTYT huyện Bình Gia), Phú Thọ (TTYT huyện Tân Sơn), Hà Giang (BV huyện Xín Mần, BV huyện Đồng Văn), Lai Châu (TTYT huyện Tân Uyên), Bắc Giang (TTYT huyện Sơn Động) và Lào Cai (BV huyện Mường Khương).

Trong thời gian đào tạo, các bác sĩ được hỗ trợ tiền học phí, hưởng lương theo quy định và các chế độ khác của dự án.

Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ này sẽ công tác tại các huyện nghèo như đăng ký. Thời gian tối thiểu làm việc tại vùng khó khăn đối với bác sĩ nam là 3 năm, bác sĩ nữ là 2 năm. Riêng các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo lần này (22 bác sĩ) sẽ công tác lâu dài tại BV, TTYT huyện nghèo.

Trước đó, trong tháng 6, Bộ Y tế đã tổ chức lễ bàn giao 7 bác sĩ trẻ đầu tiên về công tác tại một số huyện nghèo sau khi hoàn thành đào tạo khoá học bác sĩ chuyên khoa I.  Dự kiến đầu tháng 8 tới, 7 bác sĩ này sẽ bắt đầu thời gian công tác tại các huyện nghèo.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.