Trẻ thường xuyên dùng thiết bị điện tử, hậu quả khó lường vài năm sau

Một nghiên cứu mới cho thấy, đối với trẻ nhỏ, dành quá nhiều thời gian vào màn hình các thiết bị điện tử sẽ dẫn đến kết quả kém trong các bài xét nghiệm sàng lọc phát triển sau này.

Trẻ thường xuyên dùng thiết bị điện tử, hậu quả khó lường vài năm sau

Một nghiên cứu mới cho thấy, đối với trẻ nhỏ, dành quá nhiều thời gian vào màn hình các thiết bị điện tử sẽ dẫn đến kết quả kém trong các bài xét nghiệm sàng lọc phát triển sau này.

Nghiên cứu này, vốn được đăng tải trên tạp chí JAMA Pediatrics hôm thứ hai vừa qua, đã phát hiện ra mối liên hệ trực tiếp giữa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ở độ tuổi từ 2 - 3 và quá trình phát triển ở độ tuổi từ 3 - 5.

Quá trình phát triển này bao gồm phát triển về giao tiếp, kỹ năng vận động, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội cá nhân, dựa trên một công cụ sàng lọc có tên là "Ages and Stages Questionaire" (Bảng câu hỏi Độ tuổi và Giai đoạn). Những dấu hiệu của quá trình phát triển có thể được thấy trong các hành vi như có khả năng xếp chồng một khối hộp hoặc một đồ chơi lên trên một khối hộp hoặc đồ chơi khác.

Viện Nhi Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ em trước thời kỳ đi học, trong độ tuổi từ 2 - 5, ở mức chỉ 1 giờ mỗi ngày với các chương trình phần mềm chất lượng cao.

"Trung bình, những đứa trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi xem các thiết bị điện tử từ 2 - 3 giờ mỗi ngày. Có nghĩa là đại đa số trẻ em trong thử nghiệm đã vượt quá chỉ dẫn nhi khoa hơn 1 giờ sử dụng các chương trình phần mềm chất lượng cao mỗi ngày" - Sheri Madigan, một trợ lý giáo sư, nhà nghiên cứu và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu về những yếu tố quyết định trong sự phát triển trẻ em tại Đại học Calgary cho biết.

"Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cao hơn mức nói trên ở độ tuổi 2 - 3 có liên quan đến việc trẻ chậm đạt được các cột mốc phát triển ở độ tuổi từ 3 - 5", bà nói, "Nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng quá mức, thời gian nhìn vào màn hình có thể gây nên những hậu quả đối với sự phát triển của trẻ em.

Các bậc cha mẹ có thể nghĩ về thời gian nhìn vào màn hình giống như họ cho trẻ ăn đồ ăn nhanh vậy: ăn ít thì không sao, nhưng ăn quá mức sẽ gây ra nhiều hệ quả".

Với các trẻ lớn hơn, các bậc cha mẹ được khuyến khích xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị cá nhân cho con cái mình, nhưng Viện Nhi Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng mọi trẻ em và tuổi teen cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, một tiếng hoạt động thể chất và phải có thời gian tách biệt khỏi các thiết bị này mỗi ngày.

Một báo cáo độc lập được tung ra vào năm 2017, do tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media thực hiện, đã phát hiện ra rằng trẻ 8 tuổi hoặc nhỏ hơn dành trung bình 2 giờ và 19 phút mỗi ngày sử dụng các thiết bị điện tử.

Hầu hết trẻ em thuộc mọi độ tuổi tại Mỹ dành tổng cộng từ 5 đến 7 giờ mỗi ngày trước màn hình các thiết bị điện tử, bao gồm cả xem TV, dùng máy tính, hoặc chơi video game.

Nghiên cứu mới này bao gồm dữ liệu về 2.441 bà mẹ và trẻ em tại Canada. Các bà mẹ được tuyển chọn tham gia nghiên cứu trong thời gian mang thai, từ năm 2008 đến 2010, và dữ liệu được thu thập từ 2011 đến 2016.

Với mỗi đứa trẻ trong nghiên cứu, người mẹ sẽ hoàn thành bảng câu hỏi liên quan kết quả của con mình trong các bài kiểm tra phát triển ở các độ tuổi 24, 36 và 60 tháng.

Các bà mẹ còn báo cáo lại khoảng thời gian con họ sử dụng các thiết bị điện tử theo các ngày trong tuần và cuối tuần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở 24 tháng, trẻ sử dụng các thiết bị điện tử càng nhiều sẽ dẫn đến kết quả kém hơn ở các bài kiểm tra sàng lọc phát triển ở 36 tháng, và ở 36 tháng, trẻ sử dụng các thiêt bị điện tử càng nhiều, điểm số của chúng trong các bài kiểm tra sàng lọc phát triển ở 60 tháng càng thấp.

Dù các nhà nghiên cứu không đánh giá về mặt số liệu mối quan hệ giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử và kết quả phát triển, họ vẫn phát hiện ra "một mối liên kết ổn định" giữa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và điểm số các bài kiểm tra sàng lọc vốn không bao gồm các yếu tố khác.

Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử trung bình đối với trẻ em tuổi 24, 36 và 60 tháng, theo nghiên cứu rút ra được - là khoảng 2,4, 3,6 và 1,6 giờ mỗi ngày.

"Chúng tôi được biết, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cung cấp chứng cứ về mối liên kết trực tiếp giữa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với kết quả nghèo nàn trong các bài kiểm tra sàng lọc phát triển ở trẻ em rất trẻ" - các nhà nghiên cứu viết.

Nghiên cứu có một số hạn chế, bao gồm việc một số dữ liệu được các bà mẹ tự báo cáo lại, và các thiết bị có thể nhanh chóng biến chuyển theo thời gian và gây ảnh hưởng đến thời gian sử dụng thiết bị.

Ngoài ra, những bản đánh giá đầu tiên của các trẻ em tham gia nghiên cứu là tại 24 tháng tuổi, trong khi các bản đánh giá bắt đầu từ 12 hay 18 tháng tuổi sẽ cung cấp được nhiều dữ liệu hơn.

Quan trọng nhất, chỉ vì mối liên hệ giữa sử dụng thiết bị quá mức và kết quả phát triển nghèo nàn không có nghĩa thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá mức sẽ khiến trẻ kém phát triển hơn.

Nghiên cứu mới này cung cấp cái nhìn chi tiết về phương thức công nghệ tác động lên các cá nhân trẻ tuổi theo thời gian, "nhưng tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử sẽ chỉ dẫn đến khoảng 0,36 - 0,64% khả năng giảm chỉ số phát triển.

Có nghĩa là hơn 99% xu hướng phát triển của trẻ em được nghiên cứu tại đây không có liên quan gì đến các thiết bị điện tử", Andrew Przybylski - Phó Giáo sư, giám đốc nghiên cứu tại Viện Internet Oxford của Đại học Oxford, nói.

Theo vnreview.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.