Trẻ sẽ nín khóc ngay tắp lự nếu bố mẹ biết đến những câu nói này

Bằng cách để cho con khóc mỗi khi chúng thấy đau, buồn, bạn không chỉ giúp con trút hết mọi nỗi niềm mà chúng còn chia sẻ cảm xúc ấy cùng bạn nữa.

Trẻ sẽ nín khóc ngay tắp lự nếu bố mẹ biết đến những câu nói này

Bạn có biết rằng khi trẻ con khóc lóc hay quấy phá là một cách chúng muốn bộc lộ một điều nào đó không? Chẳng ai lại thích con cái khóc quấy nhưng những gì chúng làm chỉ là bản năng mà thôi.

Khi chúng ta phải chịu đau đớn về thể xác hoặc tinh thần, thay vì dồn nén trong người, chúng ta có thể khóc hoặc cười, có thể nổi giận hoặc run rẩy. Đó là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng và bộc lộ cảm xúc. Nhưng hầu hết chúng ta đều không thể bộc lộ những cảm xúc đó quá thường xuyên vì ngay từ hồi còn nhỏ, bố mẹ vẫn hay nói với chúng ta rằng “đừng khóc nữa”, dù theo bản năng thì chúng ta vẫn thổn thức, và con trẻ chúng ta bây giờ cũng vậy.

Tin tốt là tất cả những hành vi đi lệch chuẩn mà trẻ em gặp phải đều bị cảm xúc chi phối, và khi chúng ta quan tâm, để ý đến chúng, con bạn sẽ cảm thấy mình được yêu thương và sẽ ngoan ngoãn dần thôi.

Bằng cách để cho con khóc mỗi khi chúng thấy đau, buồn, bạn không chỉ giúp con trút hết mọi nỗi niềm mà chúng còn chia sẻ cảm xúc ấy cùng bạn nữa. Làm như vậy sẽ làm cho cảm xúc ấy của con ngưng lại hoặc là giúp bé cảm thấy khá hơn.

Tre se nin khoc ngay tap lu neu bo me biet den nhung cau noi nay - Anh 1

Sau đây là những điều bạn nên nói để tỏ ra cảm thông với bé, thay vì câu nói “Đừng khóc nữa”:

Những câu nói giúp trẻ cảm thấy an toàn:

1. Mẹ ở ngay đây rồi.

2. Mẹ biết con đang buồn thế nào mà.

3. Mẹ rất tiếc, con yêu ạ.

4. Mẹ sẽ ở đây với con khi con cảm thấy buồn nhé.

5. Mẹ sẽ không đi đâu cả.

6. Con yên tâm đi.

7. Lúc này, đối với mẹ, không có việc gì quan trọng hơn là ở bên cạnh con.

8. Mẹ rất tiếc vì con làm mất con gấu bông/ khi bạn con nói với con như thế/ vì con làm rơi mất kem của con.

9. Con yêu, mẹ luôn lắng nghe con mà.

Tập trung vào nguyên nhân của vấn đề:

10. Con rất muốn có đồ chơi đó/ ăn kem/ bố ở nhà/ đi công viên à?

11. Con chó đó/ cậu bé đó/ người lái xe đó khiến mẹ hét lên và làm con sợ hãi à?

12. Để mẹ kiểm tra lại vết thương trên đầu gối/ ngón tay/ ngón chân của con nào.

Ra giới hạn cho tình huống và lắng nghe những lời phản biện của con:

13. Mẹ không thể để con đến bữa tiệc đó/ đánh bạn ấy/ đối xử với bạn ấy như vậy/ nghịch kính của mẹ được.

14. Mẹ muốn con đi giày vào/ làm bài tập về nhà/ vào ô tô ngay.

Tre se nin khoc ngay tap lu neu bo me biet den nhung cau noi nay - Anh 2

Nhắc nhở con viễn cảnh tươi sáng và lắng nghe những hy vọng của chúng:

15. Con sẽ lại có thanh sôcôla đó sớm thôi.

16. Mẹ biết con sẽ quên đi mọi thứ nhanh thôi mà.

17. Mẹ sẽ quay lại sau nhé.

18. Mẹ tin chắc rằng con vẫn sẽ chơi vui mà.

19. Con còn có cái áo phông kia kìa, con có thể mặc nó mà.

20. Mọi chuyện sẽ không như thế này mãi đâu.

Những câu nói cần tránh:

- Gán cảm xúc cho con: “Mẹ thấy con đang tức giận đấy”.

- Làm cho trẻ quên đi cảm xúc của mình: “Chúng ta đi xem bố đang làm gì nhé?”

- Thay đổi tình hình: “Mẹ biết con muốn ăn kem mà, ra cửa hàng mua nhé?”

- Lý luận với con: “Con đã ăn kem hôm qua rồi mà”.

- Làm con cảm thấy mình sai trái khi trách mắng con: “Con đang làm ồn cái gì thế hả?”

- Thưởng hoặc trừng phạt con bằng cách đưa ra các hình thức như đe dọa, hối lộ hay khoán thời gian: “Nếu con không dừng lại thì chúng ta sẽ về nhà đấy nhé”.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ