Trẻ nghi mắc Covid-19 chưa nên tiêm vắc-xin 

GD&TĐ - Người nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe trẻ tối thiểu trong ba ngày đầu sau tiêm. Phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng bất thường như sốt cao, phát ban, khó thở, tím tái hoặc mệt mỏi, li bì.

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, khoảng 3,6 triệu trẻ em nước ta đã mắc Covid-19.
GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, khoảng 3,6 triệu trẻ em nước ta đã mắc Covid-19.

Phản ứng thường gặp

Ngày 13/4, tại buổi cung cấp thông tin về tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, PGS.TS Dương Thị Hồng - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết: “Hiện, Bộ Y tế đã tiếp nhận lô vắc-xin phòng

Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi đầu tiên do Australia viện trợ. Lô vắc-xin này đang được kiểm định chất lượng. Sau khi kiểm định cùng với công tác chuẩn bị tại các địa phương, dự kiến tuần tới sẽ triển khai tiêm cho trẻ trên diện rộng”.

Theo kế hoạch, các địa phương sẽ triển khai tiêm cho trẻ lớp 6 trước, sau đó hạ dần độ tuổi. Về phản ứng sau tiêm, theo PGS.TS Dương Thị Hồng, với hai loại vắc-xin đã được phê duyệt để tiêm cho những trẻ này, các phản ứng cũng tương tự như với nhóm 12 - 17 tuổi.

Các phản ứng thông thường bao gồm: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, tiêu chảy... Những phản ứng này xảy ra ở mũi 2 nhiều hơn mũi 1. Ngoài ra, trẻ có thể có các phản ứng ít gặp như: Buồn nôn, sưng đau tại chỗ tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp là: Phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Theo PGS Hồng, tỷ lệ trẻ sốt và các phản ứng thông thường hiện khoảng từ trên 10% đến dưới 50%. Các phản ứng ít gặp hơn, tỷ lệ dưới 10% gồm buồn nôn và sưng tấy tại chỗ tiêm; dưới 1% gồm nổi hạch, phản ứng quá mẫn như ngứa, phát ban, mề đay, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi, đau chi, suy nhược, ngứa tại vị trí tiêm.

Phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim có tỷ lệ 1/10.000 đến 1/1.000.000. Ghi nhận ở một số quốc gia đã triển khai tiêm và thông báo của nhà sản xuất cho thấy, tỷ lệ phản ứng hiếm gặp như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim ở trẻ nhỏ thấp hơn so với nhóm 12 - 17 tuổi.

“Tuy nhiên, chúng ta không căn cứ vào tỷ lệ phản ứng thấp là bao nhiêu, mà luôn phải có tinh thần cảnh giác, trách nhiệm xử lý kịp thời tất cả các tình huống có thể xảy ra”, PGS.TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh.

Chưa nên tiêm chủng khi nghi mắc Covid-19

Hiện, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể. Dự kiến, ngày 14/4, triển khai tiêm chủng quy mô nhỏ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo an toàn, PGS Hồng khuyến cáo, trẻ chỉ tiêm chủng khi thật sự khỏe mạnh. Nếu có biểu hiện viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc Covid-19, trẻ chưa nên tiêm chủng ngay.

Người nhà cần theo dõi liệu trẻ ăn ngủ, sinh hoạt bình thường không, đặc biệt với nhóm 5 - 6 tuổi. Đồng thời, chia sẻ với nhân viên y tế về tiền sử bệnh tật của trẻ, gồm dị ứng, bệnh mạn tính... Trẻ mắc bệnh tim mạch được khuyến cáo tiêm ở bệnh viện để đảm bảo an toàn. Đồng thời, được đánh giá sức khỏe và theo dõi phản ứng sau tiêm tốt hơn.

Sau đó, phụ huynh cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau chủng ngừa. Nhờ đó, theo dõi và xử trí các phản ứng phản vệ nếu có. Người nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe trẻ tối thiểu trong ba ngày đầu sau tiêm.

Lưu ý các triệu chứng bất thường như sốt cao, phát ban, khó thở, tím tái hoặc mệt mỏi, li bì. Thông thường, phản ứng xảy ra khoảng 4 - 8 tiếng sau tiêm vắc-xin, xu hướng giảm dần sau ngày đầu và hai. Nếu biểu hiện tăng, mức độ trầm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết, sau khi tiêm, phụ huynh cần để ý sự thay đổi của trẻ qua niêm mạc mắt, màu sắc da, có nổi ban hay không.

Do đó, phụ huynh và nhà trường cần phối hợp với nhau để theo dõi trẻ. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu sau tiêm, trẻ không nên vận động, hoạt động thể lực mạnh. Bởi, các hoạt động đó có thể gây nhầm lẫn, bỏ sót biểu hiện sau tiêm.

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế - cho biết qua khảo sát, có 60 - 80% người dân đồng ý tiêm chủng cho trẻ 5 - 11 tuổi. Trong khi đó, khoảng 30% người còn do dự. Theo GS Lân, 30% phụ huynh này cần được cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tiêm chủng cho trẻ em. Thời điểm, phạm vi khảo sát và số người tham gia lấy ý kiến tiêm chủng cho trẻ 5 - 11 tuổi chưa được công bố.

Theo GS Phan Trọng Lân, có 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc nhóm tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Ước tính đến nay, có khoảng 8,2 triệu trẻ trong số này chưa mắc Covid-19. Việc tiêm đủ 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện sẽ được nỗ lực tiến hành đến cuối quý II.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giờ học tiếng Anh tại Trường PTDTBT THCS Nậm Càn (Kỳ Sơn, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài

Tiếp sức cho đổi mới Giáo dục

GD&TĐ - Khung năng lực số cho người dạy và học từ mầm non đến đại học được Bộ GD&ĐT xây dựng và dự kiến triển khai năm 2025...