6 khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

GD&TĐ - Trước đây, giáo dục (GD) Việt Nam theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung (dạy học tiếp cận trang bị kiến thức), gần đây chuyển sang định hướng dạy học tiếp cận năng lực (hiện nay gọi là định hướng dạy học phát triển năng lực). 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Từ cuốn “Tiêu chí đánh giá SGK theo định hướng phát triển năng lực” (NXB Giáo dục Việt Nam), PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai (Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương) lập bảng, làm rõ những điểm khác của dạy học tiếp cận nội dung với dạy học tiếp cận phát triển năng lực.

Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

- Chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể quan sát, đánh giá được.

- Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu làm trọng.

- Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được.

- Học để sống, học để biết làm

Điểm khác biệt cơ bản của mục tiêu là dạy học theo định hướng nội dung chủ yếu đạt đến hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học mà chưa cụ thể thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề áp dụng vào thực tiễn như dạy học phát triển năng lực.

Thứ hai, về nội dung dạy học:

Dạy học theo định hướng nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

- Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.

- Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Sách giáo khoa được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức.

- Việc quy địnhcứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập nhật.

- Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.

- Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động.

- Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới.

Bảng so sánh cho thấy nội dung dạy học phát triển năng lực có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là: chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nội dung chương trình có tính mở; Sách giáo khoa không theo hệ thống kiến thức liền mạch. Việc không thành hệ thống nội dung liền mạch của Sách giáo khoa có thể là nhược điểm vì HS khó hệ thống kiến thức khi cần thiết?

Ảnh minh họa/ INTẢnh minh họa/ INT

Thứ ba, về phương pháp dạy học (PPDH)

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triểnnăng lực

- Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.

- Người học có phần “thụ động”, ít phản biện.

- Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp

- Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách.

- Giáo viên sư dụng nhiều PPDH truyền thống (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…)

- Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò.

- Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi

- Giáo án được thiết kế phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực.

- Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện.

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…) kết hợp PP truyền thống

Qua phần so sánh về PPDH cho thấy, đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực là lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động. Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học.

Còn dạy học theo tiếp cận nội dung thì thầy là trung tâm, sử dụng nhiều PPDH truyền thống. Đặc biệt, lối soạn giáo án theo phong cách truyền thống là chỉ soạn từng bước theo trình tự kiến thức (theo đường thẳng) bất di bất dịch như thường thấy, chỉ soạn cho một dạng đối tượng không phù hợp với dạy học theo năng lực là cần phân nhánh, phân loại trình độ cho đối tượng HS khác nhau.  

Thứ tư, về môi trường học tập:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

Thường sắp xếp cố định (theo các dãy bàn), người dạy ở vị trí trung tâm.

Có tính linh hoạt, người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm.

Môi trường học tập cũng có những điểm khác trong dạy học phát triển năng lực so với dạy học truyền thống là: người dạy có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa… để điều khiển nhóm học tập, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể ở không gian ngoài trời, ở thực địa, có thể kê bàn ghế quây vào nhau…   

Ảnh minh họa/ INTẢnh minh họa/ INT

Thứ năm, về đánh giá:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Người dạy thường được toàn quyền trong đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.

Đánh giá của dạy học phát triển năng lực thể hiện rõ mục tiêu cần đạt của định hướng này, đó là sản phẩm “đầu ra” có vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn được hay không, học và có biết làm không? Một điểm đáng lưu ý trong đánh giá của dạy học phát triển năng lực là người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất rất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại.

Thứ sáu, về sản phẩm giáo dục:

Dạy học theo định hướng

nội dung/trang bị kiến thức

Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

- Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ

- Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Ít chú ý đến khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người ít năng động, sáng tạo.

- Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Phát huy khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người năng động, tự tin.

Rõ ràng sản phẩm GD của hai mô hình phát triển GD là rất khác nhau. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất. Bất cứ một chiến lược GD, mô hình GD nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình GD ra sao.

Từ các phần so sánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai cho thấy, trước đây và hiện tại (tính đến năm 2019), GD của Việt Nam tuy có nhiều sự đổi mới, có áp dụng PPDH tích cực, là các PP đặc trưng của dạy học theo phát triển năng lực nhưng vẫn chưa phải là mô hình dạy học theo phát triển năng lực; bởi vì mới chỉ áp dụng một vài thành tố là sử dụng các PPDH và một phần nào đó, áp dụng hình thức tổ chức dạy học.

Trong khi đó, mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa, môi trường dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá… trong dạy học phổ thông vẫn là của mô hình dạy học tiếp cận nội dung, tức là trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.