Trang tin quốc tế AFP: Kỳ vọng phổ biến đam mê với trái bóng bầu dục ở trẻ em Việt Nam

GD&TĐ - Đi chân trần và lầy lội, một nhóm trẻ đang chạy nước rút trên chiếc sân nhỏ và chuyền quả bóng bầu dục cho nhau ở một vùng quê Việt Nam – nơi mà môn bóng bầu dục chưa hề trở nên phổ biến.

Trang tin quốc tế AFP: Kỳ vọng phổ biến đam mê với trái bóng bầu dục ở trẻ em Việt Nam

Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình bóng bầu dục của Việt Nam dành cho người dân địa phương, được triển khai cho trẻ em ở một xã xa xôi, nơi một số cầu thủ phải di chuyển bằng thuyền đến các buổi tập được tổ chức trên bối cảnh ruộng bậc thang.

Hầu hết không em nhỏ nào biết gì về bóng bầu dục khi tham gia chương trình này và đều ngạc nhiên trước quả bóng hình quả trứng, nhưng bây giờ chúng đều trở thành người hâm mộ của môn thể thao này.

"Em chưa xem bóng bầu dục quốc tế ... nhưng nếu có thể, chắc chắn em sẽ xem World Cup bóng bầu dục", Bảo Châm, 14 tuổi, một cầu thủ của đội Cáo Bạc ở  Kim Bôi (Hòa Bình) chia sẻ.

Với World Cup bóng bầu dục đầu tiên được tổ chức ở châu Á, các nhà tổ chức đang hy vọng sẽ thúc đẩy sự phổ biến của môn bóng bầu dục ở những nơi như Kim Bôi (Hòa Bình)

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở Đông Nam Á không có liên đoàn bóng bầu dục và các trò chơi quốc tế không được phát sóng thường xuyên trên truyền hình cáp.

Ra mắt vào năm 2015, chương trình "Child Fund Pass It Back" nhằm mục đích dạy trẻ kỹ năng sống, với các bài học về sức khỏe hoặc lập kế hoạch cho tương lai, xen kẽ với các buổi đào tạo bóng bầu dục.

Có hơn 6.100 người chơi và HLV trong chương trình này. Trong đó, hơn 1/2 là trẻ em nữ ở Việt Nam, Lào, Đông Timor và Philippines. Một số em nhỏ sẽ được đến Nhật Bản vào tháng 3 tới để tập luyện bóng bầu dục cũng như các buổi tập kỹ năng sống.

"Các em gái nhỏ trong xã muốn thử môn thể thao mới mà chúng chưa từng thấy trước đây. Nó không được coi là môn thể thao của con trai", John Harris, một nhân viên của chương trình chia sẻ với truyền thông.

Tuy nhiên, một số nữ vận động viên Việt Nam đã gặp phải nhiều phản đối từ gia đình khi tham gia môn thể thao này. HLV Bùi Thị Lan được bố mẹ chồng khuyên nên từ bỏ bóng bầu dục sau khi kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, Lan đã không bỏ cuộc. Cô đã trở lại huấn luyện chỉ sau 4 tháng sinh em bé và đang hướng dẫn 60 trẻ 4 lần/tuần.

"Bóng bầu dục mang lại cho tôi khoản tiền để có thể tự chăm sóc bản thân, làm việc và học tập cùng một lúc",Lan chia sẻ.

Bóng bầu dục không phải là bộ môn quá xa lạ với Việt Nam, mặc dù chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi ở những vùng địa phương. Người Pháp được cho là đã mang bóng bầu dục đến Việt Nam. Ngày nay không có vận động viên bóng bầu dục gốc Việt chuyên nghiệp nào ở nước ngoài.

Nhiều người đã bày tỏ kỳ vọng vào các ngôi sao nhí vừa chớm nở của Việt Nam, với mong muốn làm cho bóng bầu dục ngày càng phổ biến.

"Tôi thực sự mong muốn một ngày nào đó Việt Nam sẽ tham gia World Cup bóng bầu dục và tôi hy vọng sẽ trở thành một thành viên của đội bóng đó", HLV Bùi Văn Nhân, 17 tuổi cho biết.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ