Trạm nghiên cứu hải dương học nằm dưới... Bắc Băng Dương

GD&TĐ - Nhà thám hiểm người Pháp Alban Michon dự định sống 6 tháng trong phòng thí nghiệm ở độ sâu 10m trước khi băng bắt đầu hình thành vào mùa thu.

Ảnh: Daily Mail.
Ảnh: Daily Mail.

Alban Michon đang kêu gọi tài trợ 13,7 triệu USD cho dự án về Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo, dự kiến ra mắt vào năm 2025. Người đàn ông 45 tuổi hy vọng, cơ sở nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu trong khu vực.

Ý tưởng của ông Michon được lấy cảm hứng từ nhà hải dương học quá cố Jacques-Yves Cousteau. Năm 1965, Cousteau tạo ra một phòng thí nghiệm dưới nước ngoài khơi Saint-Jean-Cap-Ferrat ở Pháp và sống ở đó trong vòng 1 tháng.

Trạm hải dương học và không gian sáng tạo dự kiến dài 24m, rộng 2,3m và có tầm nhìn toàn cảnh ra biển ở mặt trước. Mặc dù vị trí chính xác chưa được xác định nhưng phòng thí nghiệm sẽ nằm ở độ sâu 10m dưới bề mặt đại dương, trước khi băng bắt đầu hình thành vào mùa thu.

Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo dự kiến dài 24m, rộng 2,3m và có tầm nhìn toàn cảnh ra biển ở mặt trước. Ảnh: Daily Mail.

Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo dự kiến dài 24m, rộng 2,3m và có tầm nhìn toàn cảnh ra biển ở mặt trước. Ảnh: Daily Mail.

“Sau 6 tháng, băng bắt đầu tan chảy. Điều chúng tôi muốn làm là sống cả một mùa dưới biển. Chúng tôi sẽ là những người đầu tiên sống trong lòng Bắc Băng Dương”, Michon cho biết.

Chuyến thám hiểm kéo dài sáu tháng mang tên Nhiệm vụ Biodysseus. Trong khoảng thời gian này, Michon và nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm các công nghệ tiên tiến khi sống bằng không khí, nước và năng lượng tái tạo.

Michon chia sẻ: “Trạm nghiên cứu sẽ hạn chế tác động tới môi trường hết mức có thể, đồng thời đáp ứng một số tiêu chí: Dễ vận chuyển, gồm nhiều module, có thể mở rộng và tồn tại lâu dài. Được cố định ở độ sâu khoảng 10 mét, trạm sẽ vận hành tự động tối đa và có thể chứa 4 nhà hải dương học trong 6 tháng”.

Alban Michon được truyền cảm hứng bởi nhà hải dương học quá cố Jacques-Yves Cousteau. Ảnh: Daily Mail.

Alban Michon được truyền cảm hứng bởi nhà hải dương học quá cố Jacques-Yves Cousteau. Ảnh: Daily Mail.

Ông Michon cho rằng, việc tạo ra một môi trường khắc nghiệt cũng có thể đem lại lợi ích cho các cơ quan vũ trụ. Ông muốn mời các phi hành gia sử dụng phòng thí nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho môi trường khắc nghiệt của vũ trụ.

Nhà thám hiểm người Pháp thông tin thêm: “Phòng thí nghiệm sẽ giúp mô phỏng các chuyến đi không gian bên ngoài tàu vũ trụ thông qua hoạt động lặn”.

Alban Michon muốn xây dựng phòng thí nghiệm thứ hai trên mặt đất để phòng thí nghiệm dưới nước có kết nối 24/7 với nhóm hỗ trợ. Bên cạnh đó, ông sẽ tạo ra một “bong bóng hội họp” đóng vai trò trung gian giữa hai phòng thí nghiệm, giúp đưa các bác sĩ đến phòng thí nghiệm nếu có trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.

Các phóng viên, nhà báo cũng có thể đến thăm trạm nghiên cứu để phỏng vấn các nhà khoa học.

Thiết kế của Trạm nghiên cứu hải dương học và không gian sáng tạo. Video: Alban Michon.

Đến nay, Alban Michon đã huy động được khoảng 10% chi phí ước tính của dự án thông qua những khoản đóng góp từ các doanh nghiệp. Nếu có thể kêu gọi số tiền còn lại, chuyến thám hiểm sẽ bắt đầu năm 2025.

Theo Daily Mail, The National News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.