Kế hoạch đặt mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt, bảo đảm cho trẻ em mầm non, đặc biệt là trẻ năm tuổi và học sinh tiểu học có kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo;
100% trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi. 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt…
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, một trong những nhiệm vụ và biện pháp thực hiện là đẩy mạnh việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; hình thành các kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để các em hoàn thành chương trình lớp học.
Tiếp tục xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt và tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm thực hiện. Trên cơ sơ đó, các cơ sở giáo dục vận dụng, xây dựng mô hình trên phù hợp với thực tiễn và văn hóa của địa phương.
Quan tâm xây dựng góc thư viện thân thiện phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ em.
Biên tập sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc thiểu số, tuyển tập thơ, truyện, câu đố, ca dao, tục ngữ, bài hát, trò chơi dân tộc thiểu số để giúp giáo viên có tài liệu học tiếng mẹ đẻ của trẻ…
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tiếp tục tham mưu để phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ tại các điểm trường, hỗ trợ làm cầu nối về ngôn ngữ cho trẻ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tài liệu, học liệu về tăng cường tiếng Việt cho cơ sở giáo dục có trẻ em người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ và chính sách hỗ trợ cho giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 06/NĐ-CP...