TPHCM: Trường mầm non có được phép giữ trẻ trong hè?

GD&TĐ - Theo bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TPHCM, việc giữ trẻ trong dịp hè phụ thuộc vào điều kiện của từng trường và nhu cầu của phụ huynh.

Việc giữ trẻ trong dịp hè tuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường và nhu cầu của phụ huynh.
Việc giữ trẻ trong dịp hè tuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường và nhu cầu của phụ huynh.

Theo kế hoạch, các trường mầm non tại TPHCM sẽ kết thúc năm học 2021-2022 vào ngày 29/7.

Năm học vừa qua rất đặc biệt, bởi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học sinh TPHCM phải tạm dừng đến trường và chuyển qua học trực tuyến. Do đặc thù lứa tuổi nên trẻ mầm non không phải học trên môi trường internet như các bậc học khác.

Giữa tháng 2/2022 trẻ mới đến trường học trở lại, chính vì thế khung thời gian năm học kéo dài hơn những năm trước.

Theo chia sẻ của bà Lương Thị Hồng Điệp, sau tháng 7 tuỳ theo điều kiện nhà trường và nhu cầu của phụ huynh, các trường mầm non có thể tổ chức giữ và chăm sóc trẻ trong dịp hè đến khoảng cuối tháng 8. Qua đó vừa giáo dục, chăm sóc trẻ, vừa tạo điều kiện để phụ huynh có nơi gửi con, an tâm đi làm, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

Trẻ trường mầm non Hương Nắng Hồng (TP Thủ Đức) trong một giờ học.

Trẻ trường mầm non Hương Nắng Hồng (TP Thủ Đức) trong một giờ học.

Chương trình hè sẽ giáo dục, củng cố lại cho trẻ các kỹ năng cần thiết thông qua các trò chơi, hoạt động, tạo hứng thú cho trẻ yêu thích việc đến trường.

“Sau ngày 29/7 là khoảng thời gian để giáo viên nghỉ ngơi, nhà trường kiểm tra, tu sửa cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới. Tuy nhiên, nếu phụ huynh có nhu cầu, tuỳ điều kiện của từng trường có thể tổ chức giữ và chăm sóc trẻ đến khoảng cuối tháng 8. Điều này phụ thuộc vào sự chủ động của ban giám hiệu trường để hỗ trợ phụ huynh, giúp họ yên tâm công tác”, bà Điệp cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Châu Âu chới với giữa hai con đường

Châu Âu chới với giữa hai con đường

GD&TĐ - Giới chức lãnh đạo các nước châu Âu sẽ phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích kinh tế ngắn hạn và mục tiêu chính trị dài hạn để cứu vãn nền kinh tế EU.

Ngày 26/2, "Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu chính thức được trao Quyết định là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. (Ảnh: Thu Nhài).

'Cùng say giữa đại ngàn' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng" của người Mông xã Nà Hẩu sẽ tổ chức vào ngày 26/2.

Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mắc các bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, v.v. (Ảnh: ITN)

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

GD&TĐ - Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ không ngừng gia tăng. Do đó, ưu tiên hàng đầu là thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa.