TP.HCM: Trường học đầu tiên dạy đại trà cho học sinh về trí tuệ nhân tạo

Học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tham gia một chuyên đề về Trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Website nhà trường
Học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tham gia một chuyên đề về Trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Website nhà trường

Thông tin trên được cô Trương Thị Lệ Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ qua tham luận Hoạt động học sinh NCKH xây dựng và phát triển các chuyên đề trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo đó, thực hiện chỉ đạo chung của thành phố và của ngành, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã triển khai các hoạt động dạy và học theo mô hình tiên tiến, đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy;

Triển khai các mô hình dạy học STEM, nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trường chuyên nhằm nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy, tăng cường thực hành tích hợp các môn khoa học, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và quốc tế;

Đặc biệt năm học 2019 - 2020, thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT, nhà trường bắt đầu triển khai dạy học đại trà phổ cập về trí tuệ nhân tạo cho học sinh 3 khối 10,11,12 trong trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, và lộ trình giảng dạy chuyên sâu các chuyên đề trí tuệ nhân tạo ở các học kỳ sau, nhằm đào tạo học sinh phát triển toàn diện về trí lực, công nghệ, năng khiếu, kĩ năng, ... trở thành công dân toàn cầu trong thời hội nhập, góp phần phát triển nguồn nhân lực cao cho thành phố nói riêng và đất nước nói chung; tăng cường thế và lực của đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Hội thảo Giáo dục thông minh tại TP.HCM nhận được rất nhiều tham luận của các trường phổ thông, ĐH, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Ảnh minh hoạ.P.Nga
 Hội thảo Giáo dục thông minh tại TP.HCM nhận được rất nhiều tham luận của các trường phổ thông, ĐH, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Ảnh minh hoạ.P.Nga

Theo lãnh đạo nhà trường, mục đích của chuyên đề nhằm tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm về trí tuệ nhân tạo (AI): các ứng dụng thú vị và ấn tượng, các lĩnh vực nghiên cứu sôi động, các kiến thức nền tảng cùng nguyên lý hoạt động của trí tuệ, các kỹ năng và công cụ cần thiết để học tập nghiên cứu và phát triển AI, các cộng đồng và các nguồn tài nguyên trên mạng.

Nuôi dưỡng tài năng qua các hoạt động giáo dục đào tạo và phát triển phong trào. Trọng tâm gồm: Nền tảng về toán cho AI; Kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế; Kỹ năng lập trình bậc cao;

Kỹ năng sáng tạo trong việc sử dụng AI như công cụ bổ trợ trí tuệ cho người dùng, giúp giải phóng sức lao động và sức sáng tạo trong các ngành nghề khác nhau; Kết nối với mạng lưới các chuyên gia nghiên cứu, giáo dục đào tạo, khởi nghiệp trong lĩnh vực AI. Qua đó, tạo lợi thế cho học sinh, thành thạo 3 ngôn ngữ: Anh văn, code máy tính, và toán; Có kinh nghiệm thực tế qua các dự án lập trình AI, các câu lạc bộ;

 Phát triển các kỹ năng: Kỹ năng điều hành, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và viết báo cáo khoa học,..; Sớm khám phá đam mê và có một cái nhìn rõ nét về định hướng nghề nghiệp.

Quá trình thực hiện cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định nên lãnh đạo nhà trường kiến nghị:

Thành phố và Sở GD-ĐT tạo điều kiện về mặt pháp lý cho trường chuyên Lê Hồng Phong triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và dạy trí tuệ nhân tạo là hoạt động chính của trường chuyên, là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cho thành phố, để phát triển giáo dục thành phố và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố;

Được cấp nguồn kinh phí cho hai hoạt động nghiên cứu khoa học và dạy trí tuệ nhân tạo như là kinh phí cho hoạt động dạy chuyên dành cho học sinh chuyên. Được đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở vật chất cho một trường học thông minh như: hệ thống mạng internet, nâng cấp thiết bị, trang bị hệ thống thư viện thông minh,..;

Thành phố cần tăng cường đào tạo giáo viên chuyên ngành về trí tuệ nhân tạo để triển khai rộng rãi ở các trường THPT trong tương lai.;

Liên thông được với các trường đại học đúng chuyên ngành, đúng lĩnh vực để giải quyết đầu ra của đối tượng học sinh đạt giải cao nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, quốc tế và đối tượng học sinh hoàn tất chương trình chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo cấp THPT, học sinh có thể được tiếp tục học tập ở bậc đại học và rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình ở bậc đại học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.