TP.HCM: Chỉ đạo khẩn quản lý hoạt động xe đưa đón học sinh

GD&TĐ - Ngày 12/12, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn về tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng ô tô và báo cáo số liệu xe ô tô đưa đón tại đơn vị.

Ảnh minh họa/ INT
Ảnh minh họa/ INT

Theo đó, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách đảm bảo an toàn giao thông đối với xe ô tô đưa đón học sinh và báo cáo số liệu cho Sở GD&ĐT.

Theo đó, thủ trưởng các đơn vị tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông cho giáo viên, học sinh; trong đó lưu ý các quy định về an toàn khi ngồi trên xe ô tô, kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố;

Kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi không có người trợ giúp (cách mở cửa lên/xuống xe; bấm còi gây sự chú ý cho người xung quanh, phát tín hiệu cấp cứu bằng âm thanh, ánh sáng, ký hiệu; sử dụng búa phá kính thoát hiểm trên xe...) 

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông có sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh đi học bằng xe ô tô cần:

Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định; lái xe phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất, đạo đức tốt, giao tiếp, ứng xử văn hóa với học sinh, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình đưa đón học sinh bằng xe ô tô, trong đó phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình học sinh. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển giữa cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của các bên liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho học sinh. 

Nhà trường phải phân công giáo viên hoặc nhân viên có kinh nghiệm đã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông tham gia đưa đón học sinh bằng xe ô tô;

Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, đảm bảo trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định, kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe, khi lên, xuống xe ô tô; bàn giao học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của lái xe. 

Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp quản lý học sinh, thông báo kịp thời cho gia đình khi học sinh vắng mặt chưa rõ lý do.

Hiệu trưởng (hoặc người đại diện pháp luật của trường) chịu trách nhiệm trước pháp luật, gia đình học sinh về toàn bộ hoạt động đưa đón học sinh của nhà trường, về sự an toàn của học sinh.

Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình trong việc kiểm tra, giám sát về chất lượng dịch vụ, về trách nhiệm của giáo viên, nhân viên đưa đón học sinh để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh, nhằm đảm bảo an toàn đối với học sinh.

Thiết lập kênh thông tin tiếp nhận ý kiến phản ảnh của cha mẹ học sinh về chất lượng dịch vụ đưa, đón học sinh, kịp thời xử lý và thông báo để cha mẹ học sinh biết, giám sát.

Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án tổ chức giao thông khu vực xung quanh trường học, đặc biệt là khu vực cổng trường, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.