Vụ ô tô đưa rước “đánh rơi” 2 học sinh: Tài xế dùng bằng giả

Xe ô tô BKS 60V-8429 đang chở các em học sinh Trường tiểu học Diên Hồng (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) thì cửa sau bất ngờ bật mở làm rơi 2 em học sinh xuống đường. Ngày 4/12, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai xác nhận tài xế điều khiển xe này sử dụng bằng lái giả được mua với giá 3,5 triệu đồng.

Vị trí 2 học sinh ngã xuống
Vị trí 2 học sinh ngã xuống

Theo ông Não Thiên Anh Minh, Phó Ban chuyên trách Ban toàn giao thông tỉnh Đồng Nai, xe ô tô BKS 60V-8429 để xảy ra tai nạn làm rơi 2 học sinh tiểu học xuống đường quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Trảng Bom vào ngày 29/11 có rất nhiều vi phạm.

Cụ thể, xe ô tô BKS 60V-8429 đã hết hạn đăng kiểm từ ngày 16/11 nhưng vẫn lưu hành, xe cũng không có phù hiệu xe kinh doanh vận tải, lái xe không ký hợp đồng vận chuyển mà chỉ thỏa thuận miệng với phụ huynh học sinh... Ngoài ra, cơ quan chức năng còn xác định tài xế Cao Tuấn Việt, người điều khiển xe này lúc xảy ra tai nạn sử dụng giấy phép lái xe giả. Bằng lái giả này được Việt mua với giá 3,5 triệu đồng.

Vụ ô tô đưa rước “đánh rơi” 2 học sinh: Tài xế dùng bằng giả - 1

Cơ quan công an tái lập hiện trường

Vụ ô tô đưa rước “đánh rơi” 2 học sinh: Tài xế dùng bằng giả - 2
Vị trí 2 học sinh ngã xuống

Như Dân trí đã đưa tin, ngày 29/11, trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xảy ra vụ tai nạn bật cửa sau của xe ô tô BKS 60V-8429 làm 2 em học sinh rơi xuống đường. Chiếc xe trên đang trên đường chở các em học sinh Trường tiểu học Diên Hồng (thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) thì xảy ra sự cố.

Trước đó, vào ngày 26/11, xe ô tô 16 chỗ BKS 51B-079.23 do tài xế Trần Phúc Định điều khiển đón học sinh Trường tiểu học Phan Bội Châu (phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) cũng xảy ra tai nạn bật cửa sau làm 3 em học sinh bị rơi xuống đường.

Ngay sau sự cố xảy ra ngày 26/11, Sở Giáo dục Đào tạo và Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với những phương tiện đưa đón học sinh không bảo đảm các điều kiện an toàn giao thông.

Các cơ quan này yêu cầu các đơn vị nhà trường khi ký kết hợp đồng xe đưa rước học sinh phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, xe phải còn niên hạn sử dụng, có đăng kiểm đầy đủ, tài xế phải có giấy phép lái xe… Nhưng sau đó lại tiếp tục xảy ra sự cố ngày 29/11.

Sau 2 vụ tai nạn liên tiếp xảy ra, ông Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc xe đưa rước làm rơi học sinh xuống đường và không để tái diễn tình trạng tương tự.

Theo Dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Aziz Nasirzadeh (phải) và người đồng cấp Nga Andrey Belousov.

Tình hình thảo luận Nga và Iran

GD&TĐ - Tại Moscow, bộ trưởng quốc phòng Iran và Nga họp thúc đẩy hợp tác quân sự, diễn ra song song nhiều tiếp xúc cấp cao về tình hình Trung Đông.

Học sinh Nhật Bản ăn ít hơn vì lạm phát.

Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát

GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.

Ảnh minh họa INT.

Khuyến học và khuyến tài

GD&TĐ - Chính sách học bổng của các cơ sở giáo dục đại học, ngoài thu hút thí sinh trong các mùa tuyển sinh, còn thể hiện chiến lược phát triển riêng của mỗi trường.