Tổng thống Zelensky nói lời kiên quyết

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine mới đây vẫn nhất quyết lên tiếng bác bỏ ý tưởng đàm phán hòa bình với Nga bất chấp tình hình khó khăn trên chiến trường.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

"Trên chiến trường có khó khăn không? Thực sự là có. Nhưng để là bạn hay ngồi vào bàn đàm phán với Nga bây giờ ư? Chắc chắn là không!", Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ The Sun.

Nhà lãnh đạo Kiev cho rằng, Nga hiện nay không muốn xung đột chấm dứt nên không thể nói đến việc đạt được hòa bình "bằng bất cứ giá nào".

Trước đó, ngày 4/11, NBC dẫn lời các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu bàn với Ukraine về khả năng đàm phán hòa bình với Nga và những gì Kiev có thể phải từ bỏ nếu muốn đạt được thỏa hiệp.

Theo tờ báo này, các quan chức đã "lặng lẽ nói chuyện với chính phủ Ukraine về những gì có thể xảy ra trong các cuộc đàm phán hòa bình với Nga.

Các cuộc đối thoại bao gồm những phác thảo rất rộng về những gì Ukraine có thể cần phải từ bỏ để đạt được thỏa thuận”.

NBC đồng thời lưu ý rằng, một số cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ-Ukraine cũng đã diễn ra vào tháng 10/2023.

Tổng thống Zelensky sau đó đã phủ nhận những thông tin trên trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người khi đó đang thăm Kiev, tuyên bố rằng, không có nhà lãnh đạo nào của Mỹ hay EU gây áp lực buộc ông phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga.

Trong một diễn biến có liên quan, Đặc phái viên Nga tại Washington Anatoly Antonov ngày 21/11 đã lên tiếng chỉ trích gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine, gọi nó là liều thuốc an thần.

“Thông điệp về việc Mỹ cung cấp gói vũ khí khác cho Ukraine không gì khác hơn là một viên thuốc an thần do ‘các nhà hảo tâm’ ở nước ngoài chuẩn bị cho Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.

Tình hình ở mặt trận và trong các thể chế nhà nước Ukraine đang trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn”, nhà ngoại giao Nga nói trên kênh Telegram của Đại sứ quán Nga.

Ông Antonov đồng thời lưu ý: "Món quà chết người đã được công bố vào đêm trước lễ kỷ niệm 10 năm Euromaidan.

Biểu tượng bi thảm của ‘sự từ thiện’ của Washington nằm ở chỗ những người tạo ra chiến dịch chống Nga dường như nói rõ với người Ukraine rằng, họ vẫn ‘trong trò chơi’, và các ông chủ trông cậy vào họ.

Và thực tế là máu của hàng nghìn người đã mất do những vũ khí này không được tính đến ở đây. Chỉ có một điều quan trọng đối với tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ đó là kiếm lợi nhuận từ ‘Dự án Ukraine’.

Điều quan trọng nữa là thế giới phương Tây phải nhận ra rằng, Nga - quốc gia đang chiến đấu vì lợi ích và an ninh quốc gia của mình, không thể bị đánh bại trên chiến trường”.

Đặc phái viên Nga tại Mỹ cuối cùng kết luận: “Bất kỳ nguồn cung cấp vũ khí nào của phương Tây cho Ukraine đều là sự kéo dài nỗi thống khổ của chế độ Kiev đang trên bờ vực phá sản”.

Trước đó, hôm 20/11, Lầu Năm Góc đã công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu USD cho chính quyền Kiev.

Nó sẽ bao gồm các hệ thống tên lửa, đạn dược bổ sung, cùng các thiết bị để hoạt động trong thời tiết lạnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc đã cung cấp hơn 44 tỷ USD viện trợ cho Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.