Xuất hiện hình ảnh pháo chống tăng tự hành đặc biệt dựa trên xe tăng T-84

GD&TĐ - Ý tưởng xe tăng không tháp pháo Stridsvagn 103 của Thụy Điển hay pháo tự hành diệt tăng SU-100 của Liên Xô có vẻ vẫn hấp dẫn Ukraine.

Xuất hiện hình ảnh pháo chống tăng tự hành đặc biệt dựa trên xe tăng T-84

Hình ảnh pháo tự hành chống tăng đặt trên khung gầm xe tăng T-84 của Ukraine mới đây đã xuất hiện trên mạng xã hội. Theo thông tin sơ bộ, một phương tiện chiến đấu như vậy đã thực sự được tạo ra ở Nhà máy Kharkiv.

Có thể thấy rằng khẩu pháo 125 mm giống với sản phẩm được sử dụng trên mẫu thử nghiệm Object 490; nó không có bộ phận giảm giật và nòng dường như được làm sạch bằng khí nén.

Quá trình nạp đạn được tự động hóa, đạn dược dự trữ nằm trong một ngăn cách ly, có thể nhìn thấy khoang chứa đạn rất rõ khi quan sát phương tiện từ phía trên.

83483-6f4.jpg
Đồ họa pháo tự hành diệt tăng đặc biệt của Ukraine.

Giống như pháo tự hành SU-122-54 của những năm 1950, chỉ huy có súng máy 14,5 mm, nhưng ở đây sử dụng hệ thống lắp đặt khép kín, được điều khiển từ khoang chiến đấu, trong khi đó súng máy đồng trục bị thiếu.

Ngoài ra các thành phần của tổ hợp phòng vệ chủ động Zaslon được lắp phía trước, trên chắn bùn, cũng như những bộ phận của hệ thống đối kháng quang - điện tử Varta, giúp ngăn chặn việc nhắm mục tiêu của vũ khí có độ chính xác cao.

Khung gầm và khoang động cơ giống như trên xe tăng T-84, những khẩu pháo tự hành như vậy rẻ đáng kể so với xe tăng thông thường và đơn giản hơn.

Nhưng do hiện tại Ukraine đã gần như mất khả năng sản xuất xe bọc thép hạng nặng sau khi các nhà máy chế tạo bị phá hủy nặng nề, cho nên cỗ chiến xa có lẽ sẽ vẫn như vậy, dưới dạng bản vẽ như vậy, trừ khi xuất hiện tình huống bất ngờ.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do Ukraine chế tạo.
Theo vestnik-rm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều trẻ em Anh phải học trong các lớp học xuống cấp, sàn nhà sụp lún.

Trường học Anh xuống cấp

GD&TĐ - Báo cáo mới đây của tờ The Guardian cảnh báo hơn 1,5 triệu trẻ em tại Anh đang học trong những ngôi trường xuống cấp nghiêm trọng...

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.