Mỹ đang dùng LNG làm vũ khí gây áp lực lên châu Âu

GD&TĐ - Lời đe dọa đã phát huy tác dụng khi các nhà cung cấp LNG của Mỹ cuối cùng có thể “chia tay” châu Âu đang gặp khó.

Mỹ đang dùng LNG làm vũ khí gây áp lực lên châu Âu

Thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu đang phải thắt chặt trong mùa sưởi ấm này, đẩy chi phí cung cấp LNG sang châu Âu tăng cao, bởi vì mùa đông năm nay có vẻ khắc nghiệt hơn hai mùa trước. Những gì diễn ra đã mang lại ưu thế cho người bán chứ không phải người mua, hãng tin Anh Reuters đưa ra nhận định này.

Trong những tuần gần đây, châu Âu đã tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, đặc biệt là LNG từ Hoa Kỳ, nơi giá khí chuẩn của Henry Hub thấp hơn đáng kể so với mức giá trên sàn TTF của Hà Lan. Điều này cho phép các nhà kinh doanh khí đốt từ bên ngoài nhận được siêu lợi nhuận như họ đã đạt được vào năm 2022.

Khi mùa nhu cầu cao điểm ở Bắc bán cầu đang đến gần, châu Âu đang cố gắng vượt qua châu Á về thu hút nguồn cung LNG, họ chấp nhận đẩy giá lên cao và ngăn cản một số người mua nhạy cảm với chi phí mua khí hóa lỏng trên thị trường giao ngay.

shutterstock-2135903487-scaled.jpg
Châu Âu đang phải nhập khẩu LNG từ Mỹ với mức giá rất cao.

Tuy nhiên “chiến thắng” trước châu Á của EU phải trả giá đắt về mọi mặt. Không còn nghi ngờ gì nữa, trước những mối đe dọa về việc cắt nguồn cung nguyên liệu thô từ Nga, các thương nhân Mỹ đã đạt được mục tiêu của mình và có thể gây sức ép lên châu Âu đang "nghèo khó".

Các doanh nghiệp Mỹ đã buộc khách hàng ở Cựu lục địa phải trả nhiều tiền hơn cho khí đốt, khi họ đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và sự xuống dốc của ngành công nghiệp - đối tượng tiêu thụ nhiên liệu chính.

Trong bối cảnh phá vỡ được sự phản kháng từ khách hàng châu Âu, giá khí đốt từ Mỹ ngay lập tức đạt mức cao nhất trong hai năm. Nhưng các quốc gia EU không có nhiều sự lựa chọn.

Họ đang phải tăng cường mua hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về khí đốt tự nhiên, ít nhất là để sưởi ấm. Khi thời tiết lạnh giá kéo đến và địa chính trị căng thẳng đã tạo thêm một lớp bất ổn khác về nguồn cung nhiên liệu trong thời gian ngắn.

Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đưa khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.
Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ