Tổng hợp kiến thức Sinh học bằng sơ đồ giúp học hiệu quả

GD&TĐ - Từng thất bại khi dạy các bài ôn tập môn Sinh học, cô giáo Hoàng Thị Thu Hà - Trường THCS Cao Xuân Huy (Diễn Châu - Nghệ An) đã rút ra kinh nghiệm dạy nội dung này bằng cách hệ thống hóa kiến thức với sơ đồ.

Tổng hợp kiến thức Sinh học bằng sơ đồ giúp học hiệu quả

Bằng cách này, cô Hà thấy rằng, học sinh từ việc thấy được mối liên quan giữa các kiến thức, từ đó dễ hiểu, dễ nhớ bài hơn, cũng như tích cực, hứng thú hơn trong học tập, dẫn đến kết quả học tập cũng cao hơn hẳn.

Những lưu ý chung

Khi giảng dạy bất kỳ nội dung nào, cô Hoàng Thị Thu Hà lưu ý, giáo viên phải đọc, tìm hiểu bài đó thật kỹ, đọc các kiến thức liên quan ở các tài liệu tham khảo; kiến thức liên hệ thực tế phải gần gũi, cập nhật, gây hứng thú cho học sinh. Dựa vào trình độ của học sinh, giáo viên có thể thay đổi cách dạy, sao cho phù hợp và học sinh dễ hiểu.

"Tôi thường tâm sự với đồng nghiệp: Dạy học phải bám vào mục tiêu, phương pháp dạy học không được cứng nhắc, dạy phương pháp nào mà học sinh sau khi hoạt động, đạt được mục tiêu đề ra là được, không phải máy móc bám vào sách giáo viên" - cô Hà chia sẻ.

Bên cạnh đó, cô Hoàng Thị Hà cũng lưu ý, không phải dạy học tích cực là phải sử dụng nhiều phiếu học tập, nhiều bảng phụ. Có nhiều đồng nghiệp đã lạm dụng phiếu học tập, bảng phụ, tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao.

Mặt khác, người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững, kiến thức phong phú, có khả năng bao quát kiến thức của chương trình, linh hoạt sử dụng kiến thức, xử lý tốt các tình huống xẩy ra, đưa ra các câu hỏi một cách hợp lý, lô gíc thì kết quả dạy học cao hơn.

Nội dung ghi bảng cần ngắn gọn, đó là những kiến thức cơ bản, tổng quát nhất, nếu có thể thì hệ thống hoá kiến thức ghi bảng dưới dạng sơ đồ, học sinh sẽ dễ hiểu bài hơn.

Riêng với bài ôn tập Sinh học lớp 9, cô Hà cho rằng, giáo viên dạy phải bám chắc vào mục tiêu, nhất là mục tiêu về kiến thức; đồng thời, tổ chức cho học snh hoạt động nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau; giáo viên kết hợp các kiến thức đó dưới dạng sơ đồ, để học sinh dễ nhớ.

Ứng dụng vào bài dạy cụ thể

Minh họa cho việc dạy ôn tập bằng sơ đồ, cô Hà chia sẻ kinh nghiệm với Bài 40- tiết 34: Ôn tập học kỳ I.

Mục tiêu bài học này là học sinh cần nắm được những tri thức cơ bản về cơ sở vật chất, cơ chế, quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y học, chọn giống.

Bài này chia làm 2 phần: Nội dung của di truyển học và ứng dụng của di truyển học.

Nội dung di truyền học tiến hành trong khoảng thời gian 20 phút. Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm (nên dựa vào chỗ ngồi để phân nhóm cho hợp lý)

Nhóm 1: Nhắc lại di truyền học là gì? Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền?

Nhóm 2: Cơ chế của hiện tượng di truyền?

Nhóm 3: Các quy luật di truyền?

Nhóm 4: Các loại biến dị?

Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi được giao trong vòng 6 phút, sau đó các nhóm lần lượt lên trình bày, bổ sung, giáo viên có thể kết hợp hỏi xen các câu hỏi ôn tập khi các nhóm trình bày.

Nhóm 1 trả lời các câu hỏ: Di truyền học là gì? Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là gì? (NST), ở cấp độ phân tử là gì? (ADN,ARN)? Trình bày cấu trúc và chức năng của NST,ADN,ARN? Cho các nhóm khác bổ sung.

Giáo viên nhận xét, kết luận, ghi bảng như sau:

Nhóm 2 trả lời các câu hỏi: Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào? Ở cấp độ phân tử? Trình bày bản chất, ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh? Giải thích sơ đồ: AND -> ARN -> Pr -> Tính trạng. Cho các nhóm khác bổ sung.

Giáo viên nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng:

Nhóm 3 trả lời các câu hỏi: Các quy luật di truyền? (nội dung, ý nghĩa). Cho các nhóm khác bổ sung. Giáo viên nhận xết, kết luận, tóm tắt ghi bảng:

Nhóm 4: trả lời các câu hỏi: Các loại biến dị? Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình? Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào? Cho các nhóm khác bổ sung.

Giáo viên nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng:

Sau khi 4 nhóm hoàn thành, cũng là lúc giáo viên hoàn thành sơ đồ trên bảng:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.