Giáo án tham khảo môn Sinh học

GD&TĐ - Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Sinh học do Sở GD&ĐT Bình Thuận cung cấp, bài “Các loại rễ - các miền của rễ”.   Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Sinh học do Sở GD&ĐT Bình Thuận cung cấp, bài “Các loại rễ - các miền của rễ”. Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Sinh học do Sở GD&ĐT Bình Thuận cung cấp, bài “Các loại rễ - các miền của rễ”. Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Sinh học do Sở GD&ĐT Bình Thuận cung cấp, bài “Các loại rễ - các miền của rễ”. Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Sinh học do Sở GD&ĐT Bình Thuận cung cấp, bài “Các loại rễ - các miền của rễ”.

Giáo án tham khảo môn Sinh học

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết vai trò của rễ đối với cây

- Phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm

-  Liệt kê được các miền của rễ và nêu đươc chức năng của từng miền

2. Kỹ năng

- Quan sát (phân biệt được các loại rễ).

- Tìm kiếm và xử lý thong từ SGK

- Kỹ năng ứng xử / giao tiếp trong thảo luận (lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng)

- Kỹ năng quản lý thời gian khi thảo luận nhóm.

- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

3. Thái độ: Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến rễ

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Chuẩn bị của giáo viên:   

+ Chuẩn bị một số cây rễ cọc: cam, chanh, ổi, mít, ớt…

+ Một số cây rễ chùm: ngô, lúa, hành, tỏi…

+ Tranh câm các miền của rễ (9.3), hình 9.1 ; 9.2

+ Các miếng bìa rời ghi tên 4 miền của rễ, Phiếu học tập

- Chuẩn bị của học sinh: Đem 1 số cây (còn rễ) như: đậu, cải, ngô, hành, ớt, lúa …

PHIẾU HỌC TẬP

NỘI DUNG

NHÓM

KẾT QUẢ

1. Vị trí và chức năng của miền dẫn truyền?

1,2

-Vị trí:

- Chức năng:

2. Vị trí và chức năng của miền hút?

3,4

-Vị trí:

- Chức năng:

3. Vị trí và chức năng của miền sinh trưởng?

5,6

-Vị trí:

- Chức năng:

4. Vị trí và chức năng của miền chóp rễ?

7,8

-Vị trí:

- Chức năng:

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:               Vào bài – đặt tình huống có vấn đề

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Cơ quan rễ

Vấn đáp:

+ Kể tên 2 loại cơ quan trong cơ thể thực vật?

+ Hãy cho biết rễ thuộc cơ quan nào?

+ Rễ có vai trò gì đối với cây?

Trả lời câu hỏi

1. Rễ: thuộc cơ quan sinh dưỡng

Vai trò của rễ đối với cây: Giữ cho cây mọc được trên đất; hút nước và muối khoáng hoà tan

HĐ2. Các loại rễ

- Tổ chức thực hành

+ GV kiểm tra mẫu vật của HS mang lên

+ Yêu cầu HS đối chiếu với H 9.1 để xếp các mẫu vật vào 2 nhóm A (rễ cọc), B (rễ chùm)

+ Hướng dẫn quan sát mẫu vật (vị trí mọc và kích thước)

- Vấn đáp:

+ Tìm ví dụ các loại cây có rễ cọc, loại cây có rễ chùm

+ Gọi thực hiện lệnh s/ tr 29 SGK

+ Quan sát H 9.2 , ghi tên cây có rễ cọc, cây có rễ chùm

- Bổ sung kiến thức:

+ Rễ cọc: Do rễ mầm phát triển và tồn tại suốt đời -> ăn sâu

+ Rễ chùm: chỉ là những rễ phụ , rễ mầm chết đi ngay sau khi hạt nảy mầm -> ăn nông, nhưng phát triển rộng

- HS đặt mẫu vật lên trên bàn

- Xếp các mẫu vật vào 2 nhóm A (rễ cọc), B (rễ chùm)

- Rút ra đặc điểm của từng loại rễ

- Tìm ví dụ: kể tên cây có rễ cọc, cây có rễ chùm

- Thực hiện lệnh s

- Ghi tên cây có rễ cọc, cây có rễ chùm cho các loại cây ở hình 9.2

2. Các loại rễ: Có hai loại rễ chính:

- Rễ cọc có rễ cái to, khoẻ đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.

- Rễ chùm gồm nhiều rễ, to và dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm.

HĐ 3. Các miền của rễ

- Trò chơi: Ai nhanh hơn?

+ Treo tranh câm 9.3

+ Chọn 2 đội đại diện cho hai dãy bàn (mỗi đội có 4 thành viên)

Yêu cầu: điền chú thích cho tranh câm 9.3 bằng cách gắn các bảng ghi tên các miền của rễ tương ứng với các số (1 – 4).

- Kết thúc trò chơi:

+ Yêu cầu HS quan sát và cho nhận xét về phần thể hiện của 2 đội.

+Yêu cầu liệt kê các miền của rễ

- Tổ chức thảo luận nhóm:

+ Thời gian

+ Yêu cầu: trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

(nhóm 1,2 - câu 1; nhóm 3,4 – câu 2; nhóm 5,6 – câu 3 – nhóm 7,8 – câu 4).

Lưu ý: Chức năng là kiến thức trọng tâm, phần vị trí nhằm giúp học sinh phân định có hệ thống sự tiếp nối giữa các miền

- Liên hệ thực tế: Vấn đáp:

Nêu các điều kiện để rễ cây phát triển tốt?

- Mỗi đội lần lượt lên bảng gắn các tấm bìa vào tranh câm 9.3

- Thảo luận nhóm, trả lời CH trong PHT:

1.Vị trí và chức năng của miền dẫn truyền?

2. Vị trí và chức năng của miền hút?

3. Vị trí và chức năng của miền sinh trưởng?

4. Vị trí và chức năng của miền chóp rễ?

- Trả lời câu hỏi

3. Các miền của rễ:

a. Miền dẫn truyền: có chức năng dẫn truyền

b. Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan

c. Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra

d. Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

4. Củng cố

4.1. Chọn phương án trả lời đúng nhất

 Nhóm cây  nào sau đây có rễ cọc:

a.       Xoài , ớt, đậu, hành.

b.      Bưởi, cà chua, hành , cải.

c.       Táo, mít, đậu xanh, nhãn.

d.      Dừa, hoa hồng, lúa, ngô.

 4.2. Cho biết chức năng của từng miền của rễ?

5. Dặn dò:

6. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Theo Sở GD&ĐT Bình Thuận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink.

Truyện ngắn: Viết tiếp giấc mơ

GD&TĐ - Chẳng hiểu sao ba mẹ lại treo ảnh Bác trên bàn thờ, ở vị trí cao nhất. Chòm râu dài, ánh mắt hiền từ và cái miệng cười mỉm trấn an tinh thần chị.
Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

GD&TĐ - ​Tạo nên sức mạnh Trường Sơn là tổng lực của cả dân tộc, của cả thời đại, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ.