Tội ác không tưởng của sát thủ có biệt danh “người rắn“

Sinh ra là đứa con không được thừa nhận, lớn lên không có sự quan tâm, giáo dục và rồi chưa đầy 19 tuổi, chàng trai này bắt đầu chuỗi ngày tù tội.

Tội ác không tưởng của sát thủ có biệt danh “người rắn“
toi ac khong tuong cua sat thu co biet danh "nguoi ran": dua con bat tri hinh anh 1

19 tuổi, Charles Sobhraj lần đầu tiên phải ngồi tù.

Tuổi thơ bất hạnh

Charles Sobhraj (tên đầy đủ là Hatchand Bhaonani Gurumukh Charles Sobhraj) sinh ngày 6/4/1944 tại Sài Gòn. Cậu bé là kết quả của mối tình chớp nhoáng giữa một phụ nữ người Việt và một người đàn ông Ấn Độ làm nghề buôn bán vải vóc.

Tuy nhiên, khi Sobhraj chưa đầy tháng, người đàn ông này lấy cớ phải đi lấy hàng và bỏ rơi cô cùng đứa bé vẫn còn đỏ hỏn. Lúc này, mẹ cậu mới biết người tình của mình đã có vợ con ở quê nhà

Không nhà cửa, không tiền bạc, bơ vơ một mình với đứa con vừa chào đời, người phụ nữ đã xoay xở đủ mọi cách để sống. Sobhraj lớn lên mà chẳng biết cha mình là ai và trong sự thờ ơ, thiếu quan tâm của mẹ vì cứ mỗi lần nhìn thấy con, người mẹ này lại nghĩ đến kẻ Sở Khanh đã bỏ rơi mình.

3 năm sau, mẹ của Sobhraj đi bước nữa với với một trung úy trong đội quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là Alphonse Darreaux. Người đàn ông này đồng ý trở thành cha dượng của Sobhraj nhưng không cho cậu bé lấy tên mình.

Năm 1954, quân Pháp rút về nước, Sobhraj được người cha dượng đem theo. Thời gian đầu, cha dượng đối xử rất tốt, yêu thương cậu. Nhưng mọi sự thay đổi kể từ khi mẹ cậu sinh hạ đứa con ruột đầu tiên cho ông. Càng ngày, cậu bé càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng, trở thành người thừa trong gia đình.

Đứa con bất trị

Lớn lên như một loài cây hoang dại, Sobhraj trở thành đứa trẻ bất cần, ngang bướng và phá phách mọi thứ. Ở nhà, Sobhraj là một đứa trẻ ngỗ ngược, tới trường, cậu là một học sinh cá biệt.  Dù được đánh giá là một cậu bé thông minh, nhưng Sobhraj thường xuyên trốn học. Nếu có tới trường, cậu cũng quậy cho tới lúc bị thầy cô tống cổ ra ngoài mới thôi.

Trong cuốn hồi ký của mình, người đàn ông này cho biết: "Tình cảm của tôi với cha dượng rất nhợt nhạt, hầu như chẳng có ấn tượng gì. Tôi như một thứ trái cây chín hoang. Ngoài giờ học ở trường, tôi lang thang cùng đám du thử du thực trên đường phố Paris, chuyên ăn cắp để kiếm tiền chơi bời”.

Càng ngày, Sobhraj cảm thấy lạc lõng ở chính nơi mình lớn lên. Không ít lần người ta thấy một cậu bé loắt choắt đang cố len lỏi xếp hàng ở bến cảng Marseilles để trốn lên tàu tới Đông Dương.

Thôn thường, Sobhraj bị chặn lại ngay từ cửa soát vé nhưng cũng có khi cậu lẻn lên được tàu lênh đênh giữa biển mới bị phát hiện và bắt trả về nhà. Không biết bao nhiêu lần mẹ và cha dượng lại phải nộp tiền để bảo lãnh Sobhraj. 

Nhiều người cho rằng, những chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu chính là động cơ dẫn tới hàng loạt những tội ác của Sobhraj sau này.  Càng lớn Sobhraj càng trở nên bất trị. Bố mẹ ở Pháp quá chán nản và mệt mỏi về cậu. Năm 1963, khi Sobhraj bị bắt ở Paris vì tội trộm cắp, không còn ai đứng ra bảo lãnh cho cậu nữa.

Chưa đầy 19 tuổi, Sobhraj lần đầu tiên bị giam cầm 3 năm trong nhà tù khét tiếng ở Pháp. Cậu nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tàn bạo và khắc nghiệt tại đây.  Tuy nhiên, cô đơn, sống chết chẳng ai quan tâm, Sobhraj đâm ra oán hận gia đình và xã hội. Cậu nung nấu một quyết tâm sẽ phải làm điều gì đó để một ngày những người ruồng bỏ cậu sẽ phải hối hận.

Theo Dân việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ