Thiếu nữ làm tiếp viên quán Karaoke bị tra tấn dã man như thời trung cổ

GD&TĐ - Ngày 16/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ cô gái bị tra tấn, đánh đập 1 cách dã man như thời trung cổ.

Q. được điều trị tại bệnh viện.
Q. được điều trị tại bệnh viện.

Trên mặt còn vô số vết bầm tím, sưng húp, em Nguyễn Thị Như Q. (SN 2001, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đau đớn kể lại quảng thời gian bị tra tấn, đánh đập tại chỗ làm.

Theo Q. khi đang học dở dang lớp 11 em nghỉ học để phụ giúp bố mẹ và đi làm thuê. Đến ngày 26/12/2018 em được bạn bè rủ rê đi làm quán Karaoke ở huyện Ea H’Leo với mức lương từ 5-10 triệu đồng.

Thấy mức thu nhập cao, công việc nhẹ nhàng nên Q. gật đầu đồng ý đi làm. Khi đến nơi, Q. ở cùng 14 cô gái khác cũng chạc độ tuổi của mình.

Tại đây, Q. và các cô gái khác được một người tên là Huy Thái dẫn dắt đến các quán karaoke khi có người yêu cầu. Ở các quán hát, Q. cũng như các cô gái khác phải rót bia, thay đá và ngồi trò chuyện với khách.

Cũng theo Q. mỗi khi khách sàm sỡ những cô gái nào không “chấp thuận” sẽ bị đuổi ra ngoài. Đến khi về nhà sẽ bị Thái và một số nam thanh niên khác đánh đập, trong đó Q. cũng không phải là ngoại lệ.

Q. cho hay, đỉnh điểm nhất là vào ngày 13 và 14/1/2019 Thái vào hỏi Q. rằng có lấy trộm 4 điện thoại của các cô gái cùng phòng không thì Q trả lời không. Lúc này Thái và một người đàn ông tên Cường dùng tua vít, mũ bảo hiểm, tay đánh đập liên tiếp vào mặt và người em.

Sau 2 ngày bị tra tấn dã man, vào sáng 15/1, nhân lúc mọi người chưa dậy Q. bỏ trốn khỏi “động” của Thái và mượn điện thoại của người dân liên hệ cho gia đình lên đón.

“Hiện tại em vẫn đau và nhức khắp cơ thể, nhất là vùng mặt. Mắt bên phải của em hiện nay cũng chỉ thấy mờ mờ, đau lắm”, Q. nghẹn ngào nói.

Chăm sóc con tại bệnh viện, cô Hoàng Thị Th. (SN 1973 – mẹ của Q.) không kìm nỗi nước mắt khi chứng kiến các vết thương trên người Q. và thấy con đau đớn.

Cô Th. cho hay, sau khi con bỏ đi làm cùng bạn cô có nhắn nói con về nhà, nhưng Q. không chịu về, cũng không nói địa chỉ nơi ở của mình. Khi đó, Q. nói chưa được trả tiền lương nên không về được…

“Khi các cậu nó đưa Q. về, tôi cũng không nhận ra nó bởi mặt mũi sưng húp, bầm tím. Tôi mong muốn cơ quan chức năng điều tra, xử lí theo quy định của pháp luật để lấy lại công bằng cho con tôi và để cảnh tỉnh những cô gái nhẹ dạ, cả tin”, cô Th. nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.