Tổ chức khóa học về nhận dạng và cứu hộ rùa biển cho trẻ em

GD&TĐ - Vừa qua, nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức khóa học về nhận dạng và cứu hộ rùa biển cho các tình nguyện viên tham gia bảo tồn rùa biển năm 2022.

Nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức khóa học về nhận dạng và cứu hộ rùa biển cho các tình nguyện viên.
Nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức khóa học về nhận dạng và cứu hộ rùa biển cho các tình nguyện viên.

Khóa học được dẫn dắt trực tiếp bởi ông Phùng Mỹ Trung, chuyên gia nghiên cứu sinh vật rừng và ông Tô Văn Quang, phụ trách chuyên môn về côn trùng của nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam.

Sau khóa học lý thuyết, vào đầu tháng 5/2022, những tình nguyện viên là các em nhỏ, học sinh, sinh viên hoặc người có niềm đam mê nghiên cứu khoa học về loài rùa biển nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung sẽ được tham gia chương trình trải nghiệm trực tiếp với các loài rùa khác nhau tại bãi biển thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Đây là nơi duy nhất tại đất liền Việt Nam mà loài rùa vẫn thường xuyên lên sinh sản. 

Ngày 14/4 vừa qua, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa) đã vinh dự được chính thức đón nhận bằng công nhận từ UNESCO. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa bản địa.

Ông Phùng Mỹ Trung, nhà nghiên cứu đa dạng sinh học, đồng thời là người đứng ra thành lập nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam.

Ông Phùng Mỹ Trung, nhà nghiên cứu đa dạng sinh học, đồng thời là người đứng ra thành lập nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam.

Ông Phùng Mỹ Trung, nhà nghiên cứu đa dạng sinh học, đồng thời là người đứng ra thành lập nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam, cho biết ông muốn trẻ em có thể trở về, sống chung và gần gũi với thiên nhiên hơn nữa.

Đây là một trong những hoạt động mà nhóm thường tổ chức để các em nhỏ hiểu rõ giá trị của loài rùa, có thêm kiến thức về các hiện tượng tự nhiên của rùa, góp phần bảo vệ loài rùa biển quý hiếm này.

Được biết, đây là một hoạt động thường niên của nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam. Tham gia vào chương trình lần này, các tình nguyện viên, đặc biệt là các em thiếu nhi sẽ phân loại được các loài rùa biển tại Việt Nam và tìm hiểu tại sao phải bảo tồn loài rùa biển.

Ngoài ra, người tham gia sẽ được tận mắt nhìn thấy những rùa con về với biển theo cách tự nhiên, đồng thời còn có thể được canh xem thời điểm rùa mẹ lên bờ đẻ trứng (tùy thuộc vào tự nhiên).

Rùa con trở về biển thuộc khu vực Vườn quốc gia Núi Chúa.

Rùa con trở về biển thuộc khu vực Vườn quốc gia Núi Chúa.

Theo Ban tổ chức của chương trình, thông qua hoạt động trải nghiệm với rùa biển, Ban tổ chức mong muốn truyền tình yêu nhiên nhiên đến với tất cả mọi người, đặc biệt giúp trẻ nhỏ tiếp cận với thế giới mới của khoa học bằng cách tự trải nghiệm thực tế, tự cảm nhận mà không khô khan và nhiều đe dọa như tưởng tượng của nhiều người.

Hơn nữa, chương trình còn hướng đến trẻ em mắc chứng tự kỷ, giúp các em hòa mình vào thiên nhiên nhiều hơn. Tùy vào từng hoạt động, nhóm sẽ tính mức phí vừa đủ để mọi gia đình có thể tham gia.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các hoạt động trải nghiệm rùa biển, bạn đọc có thể truy cập vào nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam. Mỗi năm, nhóm Gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam sẽ tổ chức khoảng 10 lớp học về bướm cho trẻ em, tùy thuộc vào từng thời điểm và điệu kiện khác nhau. Ngoài chương trình về bướm, nhóm còn tổ chức các lớp học về rùa biển, lưỡng cư, rắn, cá sấu, các loài cây độc… cho các em thiếu nhi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...