Lý do khiến các khu bảo tồn thiên nhiên có thể cấm những chú chó

GD&TĐ - Một nghiên cứu tuyên bố rằng chất thải của chó trong các khu bảo tồn thiên nhiên dẫn đến hiện tượng quá nhiều chất dinh dưỡng. Điều này gây tổn hại đến hệ sinh thái bằng cách làm giảm đa dạng sinh học.

Chất thải của chó có thể gây tổn hại tới hệ sinh thái.
Chất thải của chó có thể gây tổn hại tới hệ sinh thái.

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Ecological Solutions and Evidence. Họ đã nghiên cứu nồng độ ni tơ và phốt pho do hơn 1.600 con chó để lại tại 500 khu bảo tồn thiên nhiên.

Xem xét 4 khu bảo tồn ở ngoại ô Ghent của Bỉ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng chất thải của chó để lại trung bình hàng năm là 11kg ni tơ và 6kg phốt pho trên mỗi hecta. Điều đó có nghĩa là phân và nước tiểu của chó gây ra tác động đến môi trường nhiều hơn là ô nhiễm không khí từ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và khói thải ô tô.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Pieter De Frenne, cho biết khí thải ni tơ từ nông nghiệp, công nghiệp và giao thông nhận được rất nhiều sự quan tâm về mặt chính sách, nhưng những con chó lại hoàn toàn bị lãng quên về mặt này”.

Giáo sư đề xuất rằng “các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái nhạy cảm có thể cân nhắc việc cấm nuôi chó vốn đã được áp dụng tại một số nơi để bảo vệ chim và các động vật hoang dã khác”.

Ngay cả khi vật nuôi bị ngăn cản vào các khu bảo tồn thiên nhiên để bạo vệ động vật hoang dã, nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng mức độ hủy diệt cao của các chất hóa học có thể tồn tại trong đất tới 3 năm.

Nghiên cứu trên bổ sung thêm hỗ trợ khoa học cho cảnh báo trước đây từ tổ chức từ thiện Plantlife của Anh. Họ đã mô tả tác động của ô nhiễm ni tơ là “một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các loài thực vật hoang dã, địa y và nấm của chúng ta”, làm dấy lên lo ngại về việc chưa có nhiều hành động để đối phó với vấn đề này.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ