Tính toán phương án dùng ngân sách mua sách giáo khoa

GD&TĐ - Sắp tới sẽ tính phương án dùng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, sáng 3/8. Ảnh: Nhật Bắc
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, sáng 3/8. Ảnh: Nhật Bắc

Ý kiến trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 (sáng 3/8). Phó thủ tướng cho biết, phương án này giúp học sinh trân trọng, giữ gìn sách để sử dụng lâu dài.

Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đề xuất dùng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa cho học sinh mượn, nhằm hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, Chỉ thị số 643/CT-BGDĐT về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông – có nêu, các địa phương cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua sách giáo khoa cho thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu: giám đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa; không viết, vẽ vào sách giáo khoa để sử dụng lại lâu bền.

Đồng thời, thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Ảnh minh họa/ITN

Ảnh minh họa/ITN

Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu cũng đề cập đề đến một số vấn đề liên quan đến sách giáo khoa. Đại biểu Thái Văn Thành (đoàn Nghệ An) chia sẻ, ngành giáo dục địa phương đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng mô hình thư viện sách giáo khoa trên phương thức: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Theo đó, tỉnh sẽ dành một phần kinh phí để trang bị sách giáo khoa cho nhà trường. Cùng với đó kêu gọi, huy động doanh nghiệp, các nhà xuất bản tặng sách giáo khoa; đồng thời kêu gọi học sinh khóa trước học xong tặng lại sách để xây dựng thư viện sách giáo khoa. Việc làm này giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có sách để học và sách được dùng nhiều lần sẽ tránh lãng phí.

Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV được thông qua chiều 16/6 nêu: sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai áp dụng đối với lớp 1, 2, 6. Năm học 2022 – 2023 sẽ triển khai thực hiện đối với các lớp 3, 7, 10. Năm học tiếp theo sẽ áp dụng vào đối với các lớp 4, 8, 11 và đến năm học 2024- 2025 sẽ triển khai đến các lớp còn lại, gồm: 5, 9, 12.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.