Tình nguyện viên tiếp sức mùa thi năm nay được tập huấn thế nào?

GD&TĐ - Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp, công tác tình nguyện tiếp sức mùa thi được tập huấn kỹ để đảm bảo một mùa thi an toàn, nghiêm túc.

Tình nguyện viên đã sẵn sàng hỗ trợ cho các thí sinh.
Tình nguyện viên đã sẵn sàng hỗ trợ cho các thí sinh.

Thí sinh tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia được dự thi tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vẫn có rất nhiều thí sinh cần đến sự hỗ trợ của đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”.

Trước thời gian diễn ra các buổi thi, có nhiều thí sinh để quên giấy tờ thi, bị hỏng xe, các thí sinh bị khuyết tật hoặc gặp các lý do, trục trặc trên đường đều được các tình nguyện viên hỗ trợ chở thí sinh đến các địa điểm thi an toàn, kịp thời.

Năm nay, quy mô về đội hình tình nguyện và số lượng tình nguyện viên được tiết chế phù hợp với tình hình thực tế tại các điểm thi, không xảy ra tình trạng dư thừa tình nguyện viên.

Video thanh niên tình nguyện tiếp sức tại điểm thi THPT Chu Văn An (Hà Nội).

Trong kế hoạch, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã lồng ghép các nội dung định hướng cơ sở Đoàn, Hội trên cả nước trong việc tổ chức các hoạt động.

Theo đó, chương trình đã phối hợp với chính quyền, các cơ sở y tế, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng rà soát, nắm thông tin về tình hình thí sinh tại địa phương và xây dựng phương án chủ động xử lý khi có sự cố bất thường về thời tiết, tai nạn, sức khoẻ… của thí sinh.

Chủ động triển khai các công tác phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra tại các điểm thi như: cung cấp nước rửa tay sát khuẩn trước các phòng thi, cung cấp khẩu trang miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh khi đến khu vực dự thi,…

Triển khai hoạt động đưa, đón miễn phí cho thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt, vùng sâu, vùng xa, thí sinh khuyết tật,...

Chương trình cùng phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến thí sinh như: phát hành tài liệu trái pháp luật, tăng giá các sản phẩm, dịch vụ, gây mất an ninh, trật tự, trộm cắp, lừa đảo, mất an toàn giao thông....

Đồng thời, tổ chức các đội hình tình nguyện hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có mật độ giao thông cao.

Trước đó, chương trình cũng rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn; đối tượng học sinh mồ côi cha mẹ, khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó, hộ nghèo, hộ cận nghèo,…

Ngoài ra, BTC còn chủ động tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các đội hình tình nguyện; số lượng đội hình tình nguyện phù hợp với nhu cầu cần hỗ trợ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.