Tình báo Nga lật tung châu Âu, tìm diệt hỏa thần HIMARS Ukraine

GD&TĐ - Tình báo Nga đã đẩy mạnh hoạt động ở châu Âu, mà một mục tiêu quan trọng trong đó là thu thập thông tin về các hệ thống HIMARS của Mỹ ở Ukraine.

Tình báo Nga lật tung châu Âu, tìm diệt hỏa thần HIMARS Ukraine

Trang Der Spiegel của Đức mới đây đưa tin rằng, một nhân viên tình báo và một công dân của Đức đã bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước cho Điện Kremlin, đã được các cơ quan tình báo Nga giao nhiệm vụ tìm kiếm vị trí của các bệ phóng của Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS) M142 ở Ukraine.

Theo tờ báo Đức, Carsten Linke, một nhân viên tình báo hàng đầu của Đức đã được cơ quan gián điệp FSB của Nga chiêu mộ và giao nhiệm vụ vào mùa thu năm ngoái để gửi thông tin chính xác về vị trí của các hệ thống HIMARS và các tổ hợp tên lửa phòng không Iris-T mà Mỹ và Đức đã cung cấp cho Ukraine.

Đặc vụ cấp cao 52 tuổi Carsten Linke bị Cơ quan Tình báo Liên bang (BND) tạm giữ ngay trước lễ Giáng sinh năm 2022. Kể từ khi các công tố viên chỉ đích danh anh ta là nguồn rò rỉ thông tin tình báo tuyệt mật cho Moscow, anh ta hiện đang bị điều tra vì nghi ngờ phản quốc.

Nghi phạm thứ hai là Arthur Eller, đã bị giam giữ vào tháng 1 năm 2023 và bị buộc tội tham gia phản quốc vì bị cáo buộc hỗ trợ Carsten L. cung cấp thông tin cho Nga. Eller không phải là nhân viên của cơ quan tình báo Đức.

Theo nguồn tin từ truyền thông Đức, Linke và Eller gặp nhau lần đầu vào năm 2021 tại một sự kiện xã hội.

Nguồn tin cho biết, có khả năng Linke đã bị thúc đẩy bởi niềm tin chính trị cấp tiến, do một nguồn tin mật báo cáo rằng, cả hai được giới thiệu làm quen bởi một thành viên của Đảng cực hữu của Đức là AfD, tức Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức”.

Các nhà chức trách Đức cho rằng, điệp viên này đã tiết lộ thành công thông tin cho cơ quan tình báo nước ngoài của Nga và có thể đã được trả công bằng tiền mặt. Theo báo cáo của Đức, các nhà điều tra đã phát hiện ra một phong bì chứa số tiền 6 con số bằng euro trong tủ khóa của anh ta.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm gia tăng lo ngại ở Đức về các cuộc tấn công mạng của Nga cũng như âm mưu phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào tháng 2 năm ngoái, các cơ quan tình báo của phương Tây đã bắt tay hợp tác chia sẻ thông tin để tìm cách triệt phá các mạng lưới gián điệp của Nga - được lãnh đạo bởi Tổng thống Vladimir Putin, một cựu sĩ quan KGB ở Đông Đức, gia tăng mạnh hoạt động ở Mỹ và châu Âu.

Vào năm ngoái, lưới tình báo của Nga đã gia tăng hoạt động ở các quốc gia “không thân thiện” để thu thập thông tin về khả năng can dự của phương Tây vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, mức độ mà các nhà lãnh đạo phương Tây sẵn sàng tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine, cùng những thông tin về các loại vũ khí, trang bị, phục vụ cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Cuộc điều tra của Đức được đưa ra sau khi hàng loạt các điệp viên Nga bị cáo buộc hoạt động thu thập thông tin tình báo bất hợp pháp ở Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Ba Lan và Slovenia.

Đức bất ngờ về vụ rò rỉ thông tin tình báo sau khi nhận được cảnh báo của một cơ quan đồng nhiệm phương Tây vào tháng 9 năm ngoái. Sau khi biết được các cơ quan tình báo Nga đã thu được các tài liệu nhạy cảm của BND, Linke đã trở thành mục tiêu của một “cuộc săn đuổi chuột chũi”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.