Tin văn hóa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

50% di tích của Hà Nội chưa được lập hồ sơ

Được mệnh danh là “Thành phố di sản”, Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó có 13 di tích, cụm di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, 1.182 di tích được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là di tích quốc gia, 1.202 di tích được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố. Dẫn đầu cả nước về số lượng di tích nhưng hiện nay Hà Nội còn gần 50% di tích chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa lập hồ sơ đề nghị xếp hạng…

Thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể

Bộ VH-TT&DL vừa công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia. Các di sản VH được công nhận gồm: Kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ (huyện Bắc Quang – Hà Giang), Hát đúm Thủy Nguyên (huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng), Lễ hội đền Quả Sơn (huyện Đô Lương- Nghệ An), Lễ hội đền Lăng Sương (huyện Thanh Thủy - Phú Thọ), Lễ cúng trưởng thành của người Ê đê (huyện Sông Hinh - Sông Hòa - Phú Yên), Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen (TP Tây Ninh- Tây Ninh), Nghề đúc đồng cổ truyền của làng chè trà Đông (huyệnTriệu Hóa – Thanh Hóa) và Nghệ thuật múa rối nước ở Nguyên Xá và Đông Các (huyện Đông Hưng – Thái Bình).

Khởi động năm Du lịch quốc gia 2019

Các hoạt động chính của năm Du lịch quốc gia 2019 sẽ được tổ chức tập trung tại TP Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa cùng đó là hoạt động hưởng ứng diễn ra tại 15 tỉnh/TP khác trong cả nước. Kéo dài từ tháng 5 - 12/2019, các hoạt động xoay quanh chủ đề “Năm Du lịch quốc gia lễ hội biển Nha Trang – Khánh Hòa 2019”. UBND tỉnh Khánh Hòa đang tích cực chuẩn bị mọi nguồn lực cho sự kiện. Bên cạnh tôn vinh lợi thế của Khánh Hòa, tỉnh kết nối các điểm khác có du lịch biển như Bình Định, Phú Yên, Kiên Giang để cùng tổ chức các hoạt động, thúc đẩy du lịch biển đảo phát triển mạnh mẽ hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.