Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội

PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Hội thảo

​
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Hội thảo ​

Tới dự có ông Phạm Quang Nghị, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cùng các đại biểu đến từ các cơ quan văn hóa, các bảo tàng tại Hà Nội.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo Khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội" nhằm mục đích: Phân tích, khẳng định những giá trị to lớn tiềm ẩn trong các di tích lịch sử, văn hóa của Thủ đô; Xem xét một cách khách quan, khoa học, phân tích làm rõ thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Hà Nội và chỉ rõ các nguyên nhân dẫn tới thực trạng, các di tích bị xuống cấp, xâm hại, vi phạm; Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để đảm bảo cho việc thực hiện đúng yêu cầu của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hà Nội là nơi có nhiều di tích tích lịch sử nhất cả nước, là kho tàng di sản văn hóa hết sức phong phú và da dạng.

Nhiều di tích tiêu biểu của Hà Nội đã trở thành điểm đến thân thuộc với du khách trong nước và quốc tế. Nhờ đó các hoạt động du lịch và dịch vụ cũng phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư ở nơi có di sản, nhất là sau khi kiện toàn và nâng cấp các di tích này.

Tuy nhiên, việc bảo tồn vẫn còn để xảy ra tình trạng biến dạng các di tích văn hóa cổ. Vì vậy, cần tăng cường nâng cao hiệu quả quan lý nhà nước về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; Nâng cao vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ di tích; Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tuyên truyền sâu rộng, quán triệt pháp luật về di sản văn hóa tới các  tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương để ngăn chặn các hành vi vi phạm; Đẩy mạnh vai trò cộng đồng, làm sao để cộng đồng yêu quý các di tích...

Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử, văn hóa. Trong số đó có 13 di tích – cụm di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt; 1.182 di tích được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Tỉnh, Thành phố; 1 di sản văn hóa thế giới; 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của  nhân loại, 1 Di sản văn hóa phi vật thể cần phải được bảo vệ khẩn cấp; 1 di sản tư liệu thế giới theo Công ước của UNESCO  năm 1972 về bảo tôn di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới;

Hà Nội có 12/35 bảo tàng ngoài công lập, chiếm 1/3 tổng số bảo tàng ngoài công lập trên cả nước;

Hà Nội có 12 hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.
Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.