Tin tưởng dùng kết quả kỳ thi THPTQG để tuyển sinh ĐH

GD&TĐ - Trao đổi xung quanh phương án thi THPT quốc gia, PGS.TS Trần Đức Quý - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội khẳng định: Nếu Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như vừa rồi, chúng tôi vẫn dùng kết quả đó để tuyển sinh.

Tin tưởng dùng kết quả kỳ thi THPTQG để tuyển sinh ĐH

Đồng tình với phương án của Bộ GD&ĐT là giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia trong 3 năm tới đây, PGS.TS Trần Đức Quý cho rằng, đó là cách làm hợp lý, người học yên tâm và các trường cũng yên tâm.

"Trước mắt ổn định phương án thi là đúng; nếu có đổi mới thì cũng nên đồng bộ để sau năm 2020. Giáo dục phổ thông đang chuẩn bị cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nên chờ đợi xem đổi mới đó ra sao; rồi còn tổng kết kỳ thi vừa qua, sau đó có giải pháp tiếp cũng chưa muộn.

Trường hợp năm 2018 đổi mới tiếp thì sẽ lại phát sinh cái mới; vì khi làm cái mới sẽ phát sinh ra những khó khăn mới" - PGS Trần Đức Quý nêu quan điểm.

Với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, PGS Trần Đức Quý cho biết, quan điểm của nhà trường là phải chủ động. Luật Giáo dục đại học cũng nói rõ về quyền tự chủ tuyển sinh của các trường.

"Có 2 luồng ý kiến của các nhà quản lý đại học. Có trường quan điểm muốn tuyển theo tiêu chí riêng, nhưng lấy tiêu chí gì lại phụ thuộc vào các trường.

Với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, nếu kỳ thi THPT quốc gia vẫn làm như vừa rồi, nhà trường vẫn dựa vào kết quả đó để tuyển sinh đầu vào. Giả sử phương thức thi thay đổi, chúng tôi sẽ chủ động có phương án của mình.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đào tạo có đặc thù riêng, khác trường y, khác các trường xã hội nhân văn, báo chí, nghệ thuật... Chúng tôi đào tạo công nghệ, phân khúc người lao động có thể nói là đông nhất, nên chúng tôi vẫn sẽ chọn 6 tổ hợp như vừa qua.

Năm vừa rồi có hơn 79 nghìn thí sinh đăng ký các nguyện vào trường, trong khi đó chỉ lấy 6.700; trường có quyền chọn các em điểm từ cao xuống thấp; tôi thấy đó là điều tốt" - PGS Trần Đức Quý cho hay.

Mặc dù đã từng tổ chức thi riêng với quy mô lớn, nhưng theo PGS Trần Đức Quý, việc tổ chức thi riêng rất vất vả, nhiều rủi ro, như khâu làm đề, vận chuyển đề. Chỉ cần sơ xuất một chút là ảnh hưởng đến kết quả của cả kỳ thi.

"Nếu trở lại như trước đây, các trường tổ chức thi riêng, mỗi trường có đề thi ra ở mức độ khác nhau, chúng ta cũng không nên quay về cách làm cũ mà cần cố gắng gọn nhẹ cho thí sinh.

Chẳng hạn, cách thi cải tiến để làm sao có thể cho thí sinh làm bài trên mạng, làm bài trên máy tính; nếu vẫn phải đến trường thi thì chỉ một ngày là thí sinh thi xong" - PGS Trần Đức Quý cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.