Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa năm 2022

GD&TĐ -  Ngày 10/8 năm 2022, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) cùng Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà chính thức phát động Chương trình Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa 2022.

Phát động Chương trình Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa 2022.
Phát động Chương trình Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa 2022.

Chương trình nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Thanh niên và đổi mới sáng tạo vì đại dương xanh” triển khai từ năm 2020, với sự hỗ trợ của Qũy Coca Cola Foundation.

Tham gia chương trình, các bạn trẻ sẽ có cơ hội xây dựng ý tưởng, tranh tài, được đào tạo định hướng bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, tham quan thực tế địa bàn triển khai ý tưởng; được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để triển khai thí điểm các ý tưởng của mình tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà; cũng như các cơ hội được tham gia Mạng lưới thanh niên và các nhà khoa học trẻ cùng các sự kiện liên quan cấp khu vực và quốc tế của UNESCO.

Chương trình sẽ lựa chọn và trao giải thưởng cho 3 đề xuất xuất sắc nhất, mỗi giải lên đến 80 triệu đồng cho đề xuất ý tưởng và chi phí hỗ trợ triển khai thực tế tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà trong giai đoạn 2022-2023 .

Chương trình mở rộng với thanh niên và các nhà khoa học trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 35 trên toàn quốc. Các thí sinh có thể dự thi theo nhóm với số lượng không quá 5 người mỗi nhóm, ưu tiên các nhóm có ít nhất 1 nữ thanh niên.

Các bạn trẻ mong muốn tham gia chương trình hãy điền đơn đăng ký qua link https://bit.ly/3ojhdWW và nộp đề xuất ý tưởng qua email trước ngày 15/10/2022.

Kết quả các nhóm được lựa chọn vào vòng tiếp theo sẽ được công bố vào tháng 11 năm 2022 và Khóa đào tạo định hướng tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà sẽ diễn ra vào tháng 12 năm 2022. Vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2023.

Lượng rác thải nhựa thải ra đại dương có thể tăng gần gấp 3 lần từ 9-14 triệu tấn hàng năm từ 2016 lên đến 23-37 triệu tấn hàng năm vào năm 2040 (UNEP 2021) nếu không có các can thiệp cần thiết và kịp thời.

Chỉ riêng tại Việt Nam, khối lượng rác thải sinh hoạt cũng đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), tại Việt Nam khoảng 730.000 tấn rác thải, phần lớn có nguồn gốc từ đất liền, đổ ra đại dương hàng năm (UNEP 2020).

Chương trình tìm kiếm Ý tưởng sáng tạo vì một Đại dương không Nhựa 2022 nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh” do UNESCO triển khai từ năm 2020, với sự hỗ trợ của Quỹ The Coca-Cola Foundation.

Sáng kiến Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh phản ánh cam kết của UNESCO trong việc hỗ trợ Việt Nam bảo tồn các hệ sinh thái biển và phát triển đại dương, đóng góp vào việc triển khai Chiến lược quốc gia về Kinh tế biển bền vững, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương cũng như các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.