Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hiệu quả công bố kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên

GD&TĐ - Ngày 22/4, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Thúc đẩy công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực Khoa học Giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Các đại biểu trong và ngoài nước tại hội thảo
Các đại biểu trong và ngoài nước tại hội thảo

Hội thảo do GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước ngành Giáo dục học, làm chủ trì; PGS.TS Trần Thị Hồng – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Prof. Dr. Premkumar Rajagopal – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Malaysia là thành viên

Ngoài các báo cáo viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chương trình hội thảo quy tụ gần 200 đại biểu, khách mời là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên và các học giả đến từ các học viện, trường đại học lớn trong nước và khu vực.

Đây được xem là dịp để các nhà khoa học, giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, lĩnh hội và nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu nhằm phát triển kỹ năng công bố kết quả nghiên cứu khoa học. Qua đó thúc đẩy công tác nghiên cứu, trao đổi góp phần nâng cao chất lượng công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Bà Nguyễn Mai Lan- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phát biểu khai mạc hội thảo
Bà Nguyễn Mai Lan- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phát biểu khai mạc hội thảo

Theo bà Nguyễn Mai Lan- Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trong giáo dục, bên cạnh công việc giảng dạy thì nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế là những đóng góp thiết thực khác của mỗi nhà giáo tới xã hội. 

Số lượng các nghiên cứu trắc lượng khoa học của Việt Nam những năm gần đây có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt, khoảng 17-20%/năm. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đưa Việt Nam lên ngang hàng với các quốc gia top đầu về nghiên cứu khoa học trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan hay Malaysia.

“Chỉ riêng lĩnh vực Khoa học xã hội & Nhân văn, các thống kê về năng suất và số lượng vẫn còn nhiều hạn chế. Trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế với nền kinh tế tri thức và chia sẻ, việc các trường đại học Việt Nam đi đầu trong cải cách nền giáo dục, thông qua cải thiện năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế là rất cần thiết. Nó không chỉ thúc đẩy và nâng tầm hệ thống GDĐH Việt Nam mà còn xây dựng, định hình năng lực NCKH chuẩn cho giảng viên ", bà Mai Lan chia sẻ.

Tại hội thảo các đại biểu, chuyên gia đã cùng nhau bàn luận về nhiều nội dung như: Những vấn đề lý thuyết chung về công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Những rào cản ảnh hưởng đến công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục ở Việt Nam hiên nay;

Cơ hội và thách thức trong công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Hiện trạng công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế...

Các đại biểu khách mời chụp hình kỉ niệm
Các đại biểu khách mời chụp hình kỉ niệm 

Thông qua các phiên thảo luận, các đại biểu cùng nhau đề xuất các giải pháp, phương pháp mô hình, cách thức nhằm thúc đẩy công bố kết quả nghiên cứu của giảng viên lĩnh vực khoa học giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.