Tìm giải pháp xây dựng tài nguyên giáo dục mở

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Tham dự hội thảo có: GS.TS Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; TS Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; đại diện Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT), cùng đại diện các trường ĐH khu vực phía Nam.

GS.TS Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
 GS.TS Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi về các điều kiện cần có (chính sách, nhân lực, tài lực, vật lực) để xây dựng nền giáo dục mở và xây dựng tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) ở các trường đại học theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW...

Điều kiện xây dựng TNGDM

Phát biểu khai mạc và đề dẫn cho hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của của trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, sau hai hội thảo “Trường Đại học với với việc học tập suốt đời của người lớn” tại Thái Nguyên và Trường ĐH Mở TPHCM, các đại biểu đã thống nhất xác định nhiệm vụ của các trường đại học là phải chuyển mạnh hình thức đào tạo sang hướng Giáo dục mở để phục vụ cho nhu cầu học tập của tất cả các đối tượng là người lớn (từ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên, thầy cô giáo đến những nông dân, công nhân và người về hưu)... Trong đó nhấn mạnh, muốn làm được điều đó các trường ĐH phải có hệ thống tài nguyên giáo dục mở phong phú, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập suốt đời của mọi đối tượng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế kết nối.

Nhưng làm thế nào để các trường ĐH có được tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu nêu trên và nhiệm vụ tiếp theo của các trường đại học là gì để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, thực học, thực nghiệp, liên thông, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, chuyển từ đào tạo theo số lượng sang chất lượng, thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục, đào tạo”. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Chỉ thị 11-CT/TW về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Từ đó, GS.TS Nguyễn Thị Doan đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận rõ các nội dung:  Những điều kiện cần có để chuyển sang xây dựng nền giáo dục mở và xây dựng tài nguyên giáo dục mở như tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW; Những rào cản ảnh hưởng đến việc chuyển sang giáo dục mở và xây dựng TNGDM; Làm thế nào để tháo gỡ các rào cản đó và kinh nghiệm của nhà trường; Trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục và trường đại học trong việc chuyển sang giáo dục mở và xây dựng tài nguyên giáo dục mở phục vụ học tập suốt đời của người lớn…

PGS.TS Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ GDTX (Bộ GD&ĐT) báo cáo tham luận tại hội thảo
PGS.TS Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ GDTX (Bộ GD&ĐT) báo cáo tham luận tại hội thảo

Hội thảo đã lắng nghe 14 tham luận và ý kiến liên qua chủ đề xây dựng TNGDM đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời

Sớm xây dựng cơ chế chính sách về TNGDM

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo

Về phía Bộ GD&ĐT,  TS Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho rằng, xây dựng tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) là cần thiết, nhưng đây không phải là một công việc dễ dàng, cần tìm một giải pháp tổng thể và lâu dài, cũng như sự tham gia tích cực của các bên trong việc phát triển TNGDM.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ  khẳng định, trong thời gian sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ sớm xây dựng cơ chế chính sách xây dựng TNGDM để phu vụ cho việc chủ trương học tập suốt đời; Xây dựng các lớp tập huấn về xây dựng nguồn TNGDM. 

Đồng thời Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, mỗi người thầy cô giáo cần có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng nguồn TNGDM. Đặc biệt là các cơ sở GDĐH và vai trò của hiệu trưởng là rất quan trọng trong việc vận động, khuyến khích gảng viên tham gia.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: “Các trường ĐH cần có kế hoạch riêng về xây dựng nguồn TNGDM, và  cần liên kết với nhau để chia sẻ nguồn TNGDM để dùng chung. Đồng thời, các trường ĐH cần chủ động nghiên cứu nhu cầu học tập của địa phương để từ đó xây dựng các chương trình học tập công đồng phù hợp.

Để phát huy hơn nữa vai trò của các trường đại học trong việc cung cấp nguồn TNGDM, tạo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các Trường quan tâm triển khai một số nội dung như:

-  Xây dựng kế hoạch phát triển tài nguyên giáo dục mở phù hợp với điều kiện nhà trường; xây dựng đội ngũ tình nguyện viên tham gia phát triển nội dung cho tài nguyên giáo dục mở; tăng cường hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước để xây dựng các tài liệu học tập mở; liên kết với các chương trình trọng điểm quốc gia (như Đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hóa) để chia sẻ các nguồn lực thông tin.

- Phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch nghiên cứu về các chuyên đề phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực phát triển mà địa phương đang quan tâm, ưu tiên; tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, tài liệu cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho các trung tâm học tập cộng đồng góp phần phát triển đội ngũ nhân lực tại chỗ cho các địa phương.

- Tăng cường phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp để nghiên cứu, xây dựng các chương trình học trực tuyến, các khóa học mở, đại chúng trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời cho công nhân lao động trên địa bàn.

Đề nghị 2 trường ĐH Mở TPHCM và ĐH Mở Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Vụ GD thường xuyên trong việc triển khai xây dựng nguồn TNGDM; Đồng thời, chủ động xây dựng và triển khai các trung tâm sản xuất học liệu; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chuyên gia, giảng viên giỏi để tạo nguồn học liệu phục vụ tốt cho cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...