Tiểu sử ông Lưu Bình Nhưỡng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.

Sáng 15/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Các quyết định, lệnh nêu trên đã được Viện KSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

Bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản"

Bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản"

Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (SN 1986, thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình" về tội "Cưỡng đoạt tài" sản quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra.

Ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, tại xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Ông từng là Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV (2016-2021) thuộc Đoàn ĐBQH biểu tỉnh Bến Tre, Uỷ viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016-2021), Phó Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thụy Sĩ.

Ông Nhưỡng cũng từng là Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội.

Tính đến năm 2010, ông Nhưỡng đã có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội.

Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.