Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Giám sát cá nhân của ĐBQH còn chưa nhiều

GD&TĐ - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đồng tình về những nội dung trong các báo cáo đã được trình bày.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, tại nhiệm kỳ vừa qua, những dự án luật vẫn còn tình trạng không phù hợp với chính sách, có dự án luật gây bức xúc cho dư luận, chưa đánh giá đầy đủ, sâu sắc, tác động đến kinh tế - xã hội, tình hình trong nước, quốc tế, thậm chí không lường trước hậu quả trước mắt và lâu dài của quy định.

"Ví dụ như quy định đưa phạm nhân ra ngoài doanh nghiệp, bổ sung một lực lượng an ninh cơ sở hàng triệu người không tính đến những khó khăn, tính khả thi của dự thảo luật, tương quan lực lượng các lĩnh vực và giải pháp chính sách cho lực lượng công an xã đang quy định hiện hành", ông Nhưỡng nói.

Theo ông Nhưỡng, công tác thẩm tra, thẩm định dự án luật còn nhiều sơ hở, một số dự án được đưa ra để lọt lưới chính sách không phù hợp có dấu hiệu của lobby, không lành mạnh, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

"Năng lực phân tích chính sách trong quá trình xây dựng luật của một số ĐBQH chưa đáp ứng nhu cầu, thậm chí còn có trường hợp dĩ hòa vi quý để bấm nút thông qua luật một cách cảm tính, chưa thực sự dành tâm huyết nghiên cứu thể hiện quan điểm trách nhiệm xây dựng luật pháp", ông Nhưỡng nêu quan điểm.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho biết, hoạt động giám sát vẫn chưa toàn diện, còn bị bỏ ngỏ, ví dụ như vấn đề dân tộc thiểu số chưa được Quốc hội giám sát tối cao làm cơ sở hoạch định chính sách pháp luật tương xứng với vị trí, vai trò tiềm năng cũng như sự tổn thương của khu vực miền núi khi giám sát cấp thấp không thể bao quát.

Theo ông Nhưỡng, hoạt động giám sát của Quốc hội, cơ quan Quốc hội chưa được thực hiện ở những vụ việc lớn. Cử tri cho rằng, Quốc hội, cơ quan của Quốc hội dường như đang cố ý né tránh, bàng quan trước thực trạng hiện hữu mà cử tri và nhân dân mong muốn phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, nhất là những người đứng đầu.

"Giám sát cá nhân của ĐBQH còn chưa nhiều, chưa có cơ chế, bổn phận, trách nhiệm, điều kiện đảm bảo thực hiện giám sát của cá nhân đại biểu, thiếu cơ chế trách nhiệm của đoàn đại biểu trong giám sát những vấn đề ở chính địa phương và khu vực bầu cử. Điều này giảm sút số lượng, khối lượng của hoạt động giám sát", ông Nhưỡng nói.

Theo ông Nhưỡng, hiện chưa có cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện của kiến nghị đại biểu khi đại biểu Quốc hội không tiếp tục ứng cử, được nghỉ chính sách hoặc lý do khác trong công tác cán bộ, nhất là những vụ việc, kiến nghị đảm bảo giải quyết trong thời gian dài chưa kết thúc.

"Quốc hội cần tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành nghị quyết tăng cường năng lực, tiềm lực, hiệu quả giám sát Quốc hội, hội đồng nhân dân”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.