BáoGD&TĐ đã có cuộc trao đổi với ông Doãn Hồng Hà - Phó Vụ trưởng VụGiáo dục Chính trị và công tác Học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) về những điểmmới của chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay.
- Xin ông chobiết ý nghĩa của chương trình tiếp sức mùa thi đối với các kì thi THPT quốc gianhững năm trước và kì thi tốt nghiệp THPT năm nay?
Ông Doãn Hồng Hà: Từ năm 2002, Chương trình "Tiếp sức mùa thi" đượcTrung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên vàTập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức. Trải qua chặng đường 19 năm, chương trìnhđã luôn là người bạn gắn bó, đồng hành cùng thí sinh và người nhà thí sinh.
Từchương trình "Tiếp sức mùa thi" đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, gópphần động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực và niềm tin cho các bạnthí sinh.
Chươngtrình cũng chính là môi trường để các bạn thanh niên, sinh viên tình nguyện thểhiện tinh thần xung kích, ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với xã hội, đồngthời có thêm nhiều trải nghiệm quý giá là hành trang để vững vàng, tự tin tronghọc tập, lao động, rèn luyện và cống hiến.
Với những ý nghĩa đó, "Tiếp sức mùathi" đã trở thành một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, được xã hội ghinhận, đánh giá cao.
Chươngtrình "Tiếp sức mùa thi" năm 2020 là năm thứ tư triển khai mới các hình thức hỗtrợ thí sinh, được tổ chức tại 63/63 tỉnh, thành phố, tại tất cả các điểm thicủa kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Năm2020, ngoài ý nghĩa nêu trên, chương trình còn mang thông điệp không để thísinh nào phải ở lại phía sau, hỗ trợ đúng và trúng nhu cầu của các thí sinh,triển khai nhiều hoạt động, mô hình hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế, nângcao chất lượng các đội hình tình nguyện để góp phần đảm bảo cho kỳ thi tốtnghiệp THPT diễn ra một cách an toàn, hiệu quả.
- Ông có thể cho biết về những điểm mới của chươngtrình tiếp sức mùa thi năm nay?
Ông Doãn Hồng Hà: Qua các năm triển khai, Chương trình Tiếp sức mùa thi luôn luôncó sự điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với Quy chế thi và tình hình thực tế.Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2020 được triển khai với một số điểm mới sau:
Thứnhất, các đội hình tham gia Tiếp sức mùa thi số lượng tinh gọn, chất lượng, được tập huấnkỹ càng, hoạt động phải đảm bảo an toàn theo quy định của công tác phòng chốngdịch Covid-19.
Thứhai, Chương trình triển khai giới thiệu các kênh ôn luyện kiến thức trực tuyếnuy tín và đăng tải các video ôn tập, luyện thi tốt nghiệp THPT trên kênh truyềnthông đại chúng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thí sinh, phụ huynh thí sinhcó thể tiếp cận nhanh chóng, kịp thời tới các sản phẩm luyện thi của Chươngtrình.
Thứba, tổ chức các chương trình Tư vấn trực tuyến trên các kênh truyền thôngOnline với các nội dung về hỗ trợ tâm lý, công tác tuyển sinh, dinh dưỡng mùathi, phương pháp ôn luyện, hướng dẫn thi trắc nghiệm...
Đặc biệt, trong suốtthời gian ôn thi, các thí sinh có thể liên hệ đăng ký để được các chuyên giatâm lý của Ban Tổ chức tư vấn qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp.
Thứtư, tập trung chỉ đạo các đơn vị cơ sở bám sát tình hình, đảm bảo an toàn chotình nguyện viên trong khi hỗ trợ thí sinh tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đặcbiệt các vùng thường xảy ra thiên tai.
Thứnăm, triển khai mô hình "Một sinh viên hỗ trợ một thí sinh" thông qua cổngthông tin đăng ký trực tuyến kết nối giữa tình nguyện viên đăng ký làm gia sưvà các thí sinh cần hỗ trợ: ôn thi, tư vấn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi…
Thông qua cổng thông tin của Chương trình, các thí sinh có nhu cầu học ôn thisẽ được kết nối với các tình nguyện viên làm gia sư theo đúng nhu cầu và nguyệnvọng.
- Năm nay, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam sẽ triểnkhai mô hình "Một sinh viên hỗ trợ một thí sinh". Ông đánh giá thế nào về môhình này?
Ông Doãn Hồng Hà: Năm 2020, Chương trình "Tiếp sức mùa thi" triển khaimô hình "Một sinh viên hỗ trợ một thí sinh" thông qua cổng thông tin đăng kýtrực tuyến kết nối giữa tình nguyện viên đăng ký làm gia sư và các thí sinh cầnhỗ trợ: ôn thi, tư vấn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi…
Thôngqua cổng thông tin của Chương trình, các thí sinh có nhu cầu học ôn thi sẽ đượckết nối với các tình nguyện viên làm gia sư theo đúng nhu cầu và nguyện vọng.
Hình thức này sẽ phát huy nhiều hiệu quả hơn so với các hình thức hỗ trợ truyềnthống như: Tình nguyện viên không phải trực tiếp đến nhà thí sinh để hỗ trợ màchỉ cần hỗ trợ online; giảm thiểu thời gian chờ đợi do di chuyển; tìm kiếm đượcnhững "gia sư" có trình độ phù hợp với yêu cầu của thí sinh…
Nếuđược triển khai theo đúng kế hoạch, tôi đánh giá đây là một hình thức hỗ trợtốt, vừa hỗ trợ được theo nhu cầu của từng thí sinh (về cả kiến thức và tâmlý), vừa thể hiện sự đổi mới theo xu hướng công nghệ hóa, phù hợp với diễn biếnphức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
- Theo ông, chương trình Tiếp sức mùa thi cần đổi mớinhư thế nào để các hoạt động được tổ chức ngày càng thiết thực và hiệu quả,đúng với tinh thần tình nguyện của sinh viên, thanh niên trong thời đại mới?
Ông Doãn Hồng Hà: Chương trình "Tiếp sức mùa thi" luôn được đổi mới quatừng năm, tiếp thu các ý kiến đóng góp về những mặt hạn chế của năm trước đểxây dựng các hình thức mới vào năm tiếp theo với phương châm: Thí sinh còn cầnthì chương trình sẽ còn hỗ trợ.
Năm 2020, Chương trình đã có một số thay đổinhư: Giảm bớt số lượng thành viên của các đội hình tình nguyện hỗ trợ thí sinhtại các điểm thi nhưng vẫn giữ nguyên số lượng đội hình;
Tăngcường hỗ trợ tư vấn kiến thức, tâm lý cho thí sinh qua hình thức online – môhình "Một sinh viên hỗ trợ một thí sinh" (do dịch bệnh Covid-19 và xu thế côngnghệ hóa);
Tăngcường công tác đảm bảo an toàn cho tình nguyện viên trong hỗ trợ thí sinh tạicác tỉnh vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các vùng xảy ra thiên tai thường xuyên;
Hỗtrợ một số sản phẩm học tập của Thiên Long mang thông điệp "Fighting! Tự tinthi tốt" trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để động viên các thí sinh.
- Bộ GD&ĐT có kế hoạch hỗ trợ cùng với các tìnhnguyện viên như nào? Các tình nguyện viên sẽ được tập huấn như thế nào để chuẩnbị cho mùa thi năm nay?
Ông Doãn Hồng Hà: Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các Đại học,Học viện, trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm (công văn số 2110/BGDĐT-GDCTHSSVngày 12/6/2020 về việc tổ chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2020)trong đó yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên, Hội SV cùngcấp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai lựa chọn tình nguyện viên đảm bảochất lượng.
Đặcbiệt coi trọng công tác tập huấn cho các tình nguyện viên, phải nắm chắc nhiệmvụ, nội dung quy chế thi, tuân thủ tuyệt đối sự điều động của BTC Chương trình,hỗ trợ tối đa cho thí sinh và người nhà thí sinh, đảm bảo an toàn cho tìnhnguyện viên tham gia; biểu dương, khen ngợi các tập thể, cá nhân có thành tíchxuất sắc trong Chương trình "Tiếp sức mùa thi".
- Năm nay, kì thi tốt nghiệp THPT 2020 dự báo sẽ diễnra trong thời tiết nắng nóng, nhiều khả năng sẽ có mưa lũ. Thêm vào đó, dịchbệnh Covid-19, bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết… diễn biến phức tạp. Bộ GD&ĐTcó biện pháp gì để đảm bảo an toàn và đảm bảo sức khỏe cho các tình nguyệnviên?
Ông Doãn Hồng Hà: Để chuẩn bị cho các tình huống trên, Ban Tổ chức đãchỉ đạo trong Kế hoạch tổ chức Chương trình về nội dung này:
Cácđội hình tình nguyện tại các điểm thi cần phối hợp các lực lượng tổ chức cáchoạt động trong kế hoạch, đúng chức năng nhiệm vụ. Hoạt động của các tìnhnguyện viên phải đặt trong sự chỉ đạo chung của Ban chỉ đạo thi tại các địaphương và tại điểm thi.
Triểnkhai các hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe trước kỳ thi như: tuyên truyềnnâng cao nhận thức, phát cẩm nang hướng dẫn phòng các bệnh dễ lây nhiễm, cấpphát thuốc miễn phí, các sản phẩm dinh dưỡng, triển khai các phương án phòngchống dịch bệnh có thể xảy ra tại điểm thi, điểm đăng ký thi có số lượng đôngthí sinh...
Chủđộng triển khai các công tác phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra tại các điểmthi như: đặt nước rửa tay sát khuẩn trước các phòng thi, phát khẩu trang miễnphí cho thí sinh và người nhà thí sinh khi đến khu vực dự thi…