Thêm vào đó, hệ thống lương tối thiểu hiện nay dường như không bao hàm đầy đủ các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội. Điều này cho thấy việc áp dụng lương tối thiểu như một chính sách bảo trợ xã hội (nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và giảm nghèo) có thể không phát huy tính hiệu quả.
Những phân tích sát sườn
"Một bộ phận lớn người lao động (khoảng 50%) không có hợp đồng lao động, và do đó, không thuộc phạm vi áp dụng chính sách lương tối thiểu"- Báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách VEPR cho biết.
Với bộ phận những người lao động làm công ăn lương (không bao gồm công nhân viên chức, cũng như các đối tượng làm việc tại cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước) từ đủ 15 tuổi trở lên, nghiên cứu của VEPR cho thấy, một bộ phận lớn người lao động làm việc tại các hộ gia đình, hay hộ sản xuất và kinh doanh cá thể nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu vào năm 2014.
Còn đối với người lao động làm công ăn lương, có hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, nhà nước và FDI (khu vực chính thức), tỷ lệ người lao động có thu nhập cao hơn lương tối thiểu là cao.
Mức tỷ lệ này còn cao hơn đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành chế biến, chế tạo. Ngoài ra, tỷ lệ người lao động có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu có xu hướng tăng theo thời gian, nguyên nhân chủ yếu có thể bởi mức tăng lương tối thiểu đột ngột trong năm 2012, cũng như mức tăng ở các năm tiếp sau đó.
Phân tích về xác suất một cá nhân có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu đã chỉ ra rằng, nhìn chung, lao động trẻ tuổi (hoặc lớn tuổi), có trình độ học vấn tương đối thấp, người làm việc không có hợp đồng (không được tham gia vào bảo hiểm xã hội) là những người có khả năng cao bị trả dưới mức lương tối thiểu.
Thêm vào đó, hệ thống lương tối thiểu hiện nay dường như không bao hàm đầy đủ các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội. Điều này cho thấy việc áp dụng lương tối thiểu như một chính sách bảo trợ xã hội (nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và giảm nghèo) có thể không phát huy tính hiệu quả.
Không quy định cụ thể mức lương tối thiểu theo ngày và theo giờ khiến việc giám sát tuân thủ mức lương tối thiểu khó khăn
VEPR chỉ ra như vậy, theo phân tích của các chuyên gia, mức lương tối thiểu được định nghĩa là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ (Điều 91, Bộ Luật Lao động 2012).
Lương tối thiểu được áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động. Theo Điều 91, Bộ Luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày và giờ.
Tuy nhiên trên thực tế, lương tối thiểu chỉ được xác định theo tháng. Việc không quy định cụ thể mức lương tối thiểu theo ngày và theo giờ khiến việc giám sát vấn đề tuân thủ mức lương tối thiểu trở nên khó khăn, đặc biệt đối với người lao động bán thời gian.
Điều này cũng gây khó khăn cho cả người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình đàm phán các công việc đơn giản, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
Về điều chỉnh mức lương tối thiểu ở Việt Nam, Bộ luật Lao động quy định tại Điều 91 rằng mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội, tiền lương trên thị trường lao động và khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Hội đồng bao gồm ba bên tham gia: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đại diện của người sử dụng lao động ở Trung ương và đại diện của người lao động ở Trung ương. Không có các thành viên/học giả độc lập tham gia vào Hội đồng.
Trên thực tế, tỷ lệ điều chỉnh lương tối thiểu được tính toán bởi các thành viên của tổ kỹ thuật dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến CPI, tăng trưởng GDP, nhu cầu cơ bản của người lao động và các yếu tố khác (ví dụ, năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp, số lượng doanh nghiệp giải thể, v.v) cũng như khoản tăng thêm.
Tuy nhiên, làm thế nào để đo lường nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, cũng như việc xác định các tiêu chí quan trọng nhất vẫn còn nhiều tranh cãi. Với một người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện bình thường, nhu cầu cơ bản bao gồm ba thành tố: Nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu phi lương thực thực phẩm, và hỗ trợ người phụ thuộc (con cái).
Phương pháp tính toán các nhu cầu cơ bản hiện nay dựa trên giỏ 45 mặt hàng vẫn còn nhiều tranh cãi vì có nhiều sản phẩm (temptation goods) như rượu, cà phê. Trên thực tế, các thành viên tổ Kỹ thuật của Hội đồng thường áp dụng cách tiếp cận định tính để điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm.
Về lợi nhuận, khu vực tư nhân chịu những tác động tiêu cực đáng kể từ tăng lương tối thiểu. Cụ thể, khi lương tối thiểu tăng 100%, tỷ lệ lợi nhuận có khả năng giảm 3,25 điểm phần trăm.
Tác động của tăng lương tối thiểu làm giảm việc làm nhiều hơn trong khu vực nhà nước (lương tối thiểu tăng 1% dẫn đến việc làm giảm 0,25%).
Về lợi nhuận, khu vực tư nhân chịu những tác động tiêu cực đáng kể từ tăng lương tối thiểu. Cụ thể, khi lương tối thiểu tăng 100%, tỷ lệ lợi nhuận có khả năng giảm 3,25 điểm phần trăm.
Tác động của tăng lương tối thiểu làm giảm việc làm nhiều hơn trong khu vực nhà nước (lương tối thiểu tăng 1% dẫn đến việc làm giảm 0,25%).