Thụy Sĩ thực hiện bước đi lịch sử để tái xuất vũ khí sang Ukraine?

GD&TĐ - Thụy Sĩ có thể sẽ triển khai bước đi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, cho phép gián tiếp tái xuất khẩu vũ khí cho Ukraine?

Thụy Sĩ thực hiện bước đi lịch sử để tái xuất vũ khí sang Ukraine?

Ấn phẩm Blick của Thụy Sĩ đưa tin, Ủy ban Chính sách An ninh thuộc Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) của nước này (SiK) hôm thứ 18/6/2024 đã đưa ra đề xuất thay đổi luật xuất khẩu vũ khí.

Đáng chú ý là SiK đưa ra quyết định này chỉ 3 ngày sau Hội nghị Hòa bình cho Ukraine. Dự thảo luật tương ứng sẽ được trình lên Hội đồng Quốc gia để phê duyệt.

"Điều này sẽ cho phép cung cấp gián tiếp vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất hay từng sử dụng cho Ukraine", ấn phẩm Blick giải thích.

Theo thông báo, 10 thành viên của Ủy ban đã bỏ phiếu ủng hộ và phản đối với tỷ lệ ngang nhau, 4 người bỏ phiếu trắng, nên lá phiếu quyết định thuộc về người đứng đầu SiK là bà Priska Seiler Graf.

"Vấn đề tiếp theo là không biết liệu đa số có được bảo toàn tại cuộc họp toàn thể của Hội đồng Quốc gia và Hội đồng các bang hay không. Ngoài ra, chắc chắn sẽ mất một thời gian trước khi dự luật nói trên có hiệu lực", tờ Blick lưu ý.

Trong gần hai năm, các chính trị gia Thụy Sĩ đã tìm kiếm lựa chọn pháp lý cho phép trong một số trường hợp nhất định có thể chuyển giao vũ khí cho một bên tham chiến bất chấp sự trung lập của nước này, nhưng cho đến nay mọi đề xuất đều thất bại.

Ukraine có thể nhận được hàng chục xe tăng Leopard 1 từ Thụy Sĩ.

Ukraine có thể nhận được hàng chục xe tăng Leopard 1 từ Thụy Sĩ.

Đối với dự thảo luật mới nhất, SiK đề xuất nới lỏng lệnh cấm tái xuất đối với các quốc gia thuộc danh sách nhất định và có cơ chế kiểm soát xuất khẩu tương tự, cũng như có chung đường lối với Thụy Sĩ.

Vũ khí chỉ có thể được chuyển từ quốc gia nhận sang nước thứ ba nếu họ tuân thủ các yêu cầu về nhân quyền, cũng như không có nguy cơ thiết bị quân sự từ Thụy Sĩ sẽ được sử dụng để chống lại dân thường ở đất nước nói trên.

Nếu nước thứ ba liên quan đến xung đột vũ trang, được phép tái xuất nếu họ đang thực hiện quyền tự vệ theo luật pháp quốc tế, tuân theo những gì Hiến chương Liên hợp quốc quy định.

Theo quyết định của SiK, các nước nhận vũ khí sẽ quyết định quốc gia thứ ba có đáp ứng những điều kiện mà Thụy Sĩ đưa ra để nhận được trang bị quốc phòng hay không.

Báo chí nhắc lại việc công ty quốc phòng Thụy Sĩ RUAG muốn bán 96 xe tăng Leopard 1 cho Đức để sau đó gửi chúng sang Ukraine, nhưng họ đối mặt với lệnh cấm khiến thỏa thuận trên chưa được thực hiện.

Binh sĩ Ukraine huấn luyện làm chủ xe tăng Leopard 1A5 tại Đức.

Theo Blick

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

GD&TĐ - Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.