Thương mại hóa nghiên cứu đổi mới sáng tạo của Đại học

Ban tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia khách mời đến từ các trường ĐH New Zealand và VIệt Nam.
Ban tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia khách mời đến từ các trường ĐH New Zealand và VIệt Nam.

Hội thảo thu hút hơn 100 nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu từ các trường đại học của New Zealand và Việt Nam chia sẻ cách tiếp cận tiên phong trong nghiên cứu đổi mới sáng tạo thông qua hợp tác doanh nghiệp và chiến lược thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.

Hội thảo mang đến nhiều kinh nghiệm quý báu cho cộng đồng nghiên cứu khoa học (NCKH) ở Việt Nam ở cả hai khối giáo dục và doanh nghiệp. Đồng thời, những chủ đề này cũng mở ra triển vọng hợp tác giữa New Zealand và Việt Nam trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và tri thức bên cạnh mảng giáo dục đại học.

Buổi hội thảo có sự hiện diện của các đại diện từ 07 trường đại học của New Zealand (trên tổng số 08 trường đại học tại New Zealand), tạo điều kiện giao lưu và bước đầu thảo luận về các cơ hội hợp tác cho các trường đại học New Zealand và Việt Nam.

Hội thảo là hoạt động tiếp nối của chuỗi sự kiện do ENZ tổ chức trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong tháng 10 vừa qua, ENZ đã phối hợp cùng Sở GD&ĐT TPHCM và Hà Nội tổ chức thành công 2 buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ New Zealand trong việc chuẩn bị HS cho tương lai, bắt đầu từ cấp phổ thông. Song song đó là loạt hoạt động giao lưu văn hóa với các trường trung học tại Việt Nam, thu hút gần 2.000 HS ở cả hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến hệ thống giáo dục tập trung vào tương lai của New Zealand.

Các chuyên gia từ trường Đại học New Zealand cũng chia sẻ các kinh nghiệm, mô hình tiêu biểu đã áp dụng thành công vào thực tiễn và mang đến nhiều tác động tích cực.

Đại học Massey trình bày khung phương pháp luận “đổi mới sáng tạo dựa trên thiết kế”, thay cho cách làm truyền thống là dựa trên công nghệ mới hoặc nhu cầu của người sử dụng. Cách tư duy này tái định nghĩa vai trò của một sản phẩm với con người và đưa ra một lộ trình mới cho việc phát triển sản phẩm.

Trong khi đó, Đại học Công nghệ Auckland (AUT) thành lập trung tâm AUT Ventures nhằm hỗ trợ SV, giảng viên và nhân viên của trường thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của họ. Một trong số các chương trình của AUT Ventures là  Colab: Creative Technologies  (Nhóm công nghệ sáng tạo) tạo ra không gian nghiên cứu và giảng dạy linh hoạt, đa ngành, nơi tương tác và kết nối các khoa trong trường và các đơn vị bên ngoài. Colab xây dựng các mối quan hệ đối tác hiệu quả nhằm nâng tầm trải nghiệm cho SV và nâng cao uy tín về nghiên cứu của trường.

Đại học Otago sử dụng nhiều ví dụ minh họa khác nhau nhằm thảo luận các thách thức và chiến lược chuyển hoá  các  phát kiến trong nghiên cứu khoa học công nghệ thành các ứng dụng thương mại trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe. Từ những nỗ lực phát triển sản phẩm dựa trên công trình của sinh viên trong trường cho đến việc hợp tác nghiên cứu và thúc đẩy đổi mới cùng doanh nghiệp, nhà trường hướng đến tăng cường liên kết với doanh nghiệp, khai thông lộ trình thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu của SV và giảng viên của trường.

Trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm hỗ trợ quá trình đổi mới kinh tế và kiến tạo thịnh vượng, trường Kinh doanh Đại học Auckland (UABS) khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo. Tư duy này được hình thành từ các hoạt động mang tính liên kết, thích ứng và linh hoạt. Theo đó, nhà trường đã khởi xướng nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp như: Velocity –chương trình phát triển tinh thần khởi nghiệp; The Unleash space – trung tâm Sáng tạo và Khởi nghiệp; chương trình cử nhân đại học ngành INNOVENT về đổi mới sáng tạo và chương trình Thạc sỹ về Thương mại hóa và Khởi nghiệp; và ICEHOUSE – tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và doanh nhân khởi nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.