Hầu hết các trường hợp tử vong do thuốc giả đều xảy ra ở các quốc gia có nhu cầu cao về thuốc, cùng với việc giám sát lỏng lẻo, dễ dàng tạo kẽ hở cho tội phạm xâm nhập thị trường. Tuy nhiên, hình phạt cho những kẻ giết người bằng thuốc giả vẫn còn quá nhẹ.
Ngoài hàng giả, việc thiếu trách nhiệm trong khâu sản xuất, kiểm soát thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng do điều kiện bảo quản kém lỏng lẻo … cũng là những nguyên nhân gây nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng.
Theo thống kê, 10% thuốc ở các nước thu nhập thấp và trung bình là kém chất lượng hoặc giả hoàn toàn, gây thiệt hại cho nền kinh tế địa phương từ 10 - 200 tỷ USD/năm và thực trạng này đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Năm 2018, có tới 95 sản phẩm giả tại 113 quốc gia, so với 29 sản phẩm giả tại 75 quốc gia trong năm 2008.
Mới đây, các bác sĩ đã kêu gọi sự hỗ trợ cho chương trình giám sát thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, trong đó chính phủ đảm bảo ít nhất 90% thuốc ở các quốc gia của họ ở mức chất lượng cao.
Một đề xuất khác là tăng hình phạt đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc giả và đưa ra các thỏa thuận dẫn độ để nghi phạm phải đối mặt tại phiên tòa ở các quốc gia mà chúng nhắm tới.