Thực trạng chạy đua lấy chứng chỉ IELTS để miễn thi Ngoại ngữ

GD&TĐ - Tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, nhiều ý kiến đưa ra thông tin dự kiến sẽ xem xét lại việc miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ bằng IELTS.

Thời gian gần đây, xu hướng lấy chứng chỉ IELTS để miễn thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp đã trở nên phổ biến. Đây vừa là cơ hội cho nhiều học sinh nhưng cũng không ít áp lực và thách thức đặt ra.

Chứng chỉ IELTS có thể miễn thi Ngoại ngữ THPT Quốc gia?

Như đã tìm hiểu về IELTS (International English Language Testing System) thì có thể biết đó là chứng chỉ do Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.

Được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, giờ đây không chỉ là "chìa khóa" mở ra cánh cửa đại học trong và ngoài nước mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm, phát triển bản thân.

Và theo thông tin mới nhất, chứng chỉ IELTS còn là lựa chọn để được miễn thi môn Ngoại ngữ, một trong ba môn bắt buộc của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo quy định, học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế từ 4.0 IELTS trở lên được miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi này.

Thực trạng chạy đua lấy chứng chỉ IELTS để miễn thi Ngoại ngữ THPT Quốc gia: Giải pháp hay áp lực mới?

Thực trạng chạy đua lấy chứng chỉ IELTS để miễn thi Ngoại ngữ THPT Quốc gia: Giải pháp hay áp lực mới?

Lợi ích và mặt trái của lấy chứng chỉ IELTS thay cho điểm thi tiếng Anh

Sự thay đổi này mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, nó khuyến khích học sinh nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuẩn bị tốt hơn cho môi trường học tập và làm việc quốc tế.

Thứ hai, việc miễn thi giúp giảm bớt áp lực cho học sinh trong kỳ thi quan trọng, cho phép họ tập trung vào các môn học khác.

Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề cũng đáng được quan tâm. Việc này đã tạo ra một cuộc chạy đua lấy chứng chỉ IELTS, khiến nhiều gia đình và học sinh cảm thấy áp lực phải đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào các khóa học luyện thi đặc biệt.

Một số chuyên gia giáo dục cảnh báo rằng điều này không những tạo gánh nặng tài chính cho các gia đình mà còn có thể dẫn đến tình trạng học tủ, học lệch, khi mục tiêu chính là đạt điểm cao trong kỳ thi chứ không phải nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ thực tế.

Thêm vào đó, sự chênh lệch cơ hội giữa các học sinh đến từ các vùng miền khác nhau cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Không phải học sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận với các trung tâm luyện thi IELTS uy tín hoặc các phương pháp học tập tiên tiến.

Điều này dẫn đến khoảng cách về cơ hội giáo dục ở một cuộc thi mà đòi hỏi sự công bằng rất cao, khi những học sinh có điều kiện kinh tế tốt hơn có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực giáo dục tốt hơn.

Quan điểm của cha mẹ học sinh

Nhiều phụ huynh vẫn khuyến khích cho các em tham gia làm bài thi môn Ngoại ngữ như bình thường để đảm bảo tính công bằng.

Như anh Vinh - PHHS chia sẻ rằng: “Nếu có năng lực vượt qua được bài thi chứng chỉ IELTS thì bài thi môn Ngoại ngữ cũng không khó khăn gì. Vì vậy cứ để các em thi bình thường, không nên phát sinh thêm nhiều quy định rắc rối”.

Tương tự phụ huynh khác cũng chia sẻ, nếu sử dụng chứng chỉ IELTS để miễn thi môn Ngoại ngữ thì tại sao không cân nhắc việc đưa IELTS vào giảng dạy thay cho chương trình Sách giáo khoa.

Thực trạng cho thấy việc chạy đua lấy chứng chỉ IELTS để miễn thi Ngoại ngữ không chỉ dẫn đến tình trạng học lệch mà còn làm cho tiếng Anh trở nên thương mại hóa. Rồi đây những trung tâm dạy và ôn thi IELTS sẽ mọc lên như nấm sau cơn mưa với các bài online ielts test đa dạng và nhiều vô số kể.

Điều này khiến cho việc lựa chọn nơi học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi nhiều học sinh và phụ huynh có xu hướng tin tưởng vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội mà không tiến hành kiểm chứng kỹ lưỡng. Sự thiếu hụt thông tin đáng tin cậy có thể dẫn đến việc "tiền mất tật mang", nhất là khi chi phí đầu tư cho một khóa luyện thi IELTS không hề nhỏ.

Chính vì vậy, cần có sự nhìn nhận toàn diện hơn từ các nhà quản lý giáo dục cũng như xã hội để đánh giá lại mục đích và hiệu quả thực sự của việc lấy chứng chỉ IELTS như một phương tiện miễn thi môn Ngoại ngữ.

Liệu đây có phải là phương pháp tốt nhất để đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh hay không, hay chỉ là một phần của cuộc đua không hồi kết về bằng cấp và điểm số? Cần có những chính sách hợp lý để đảm bảo rằng mục tiêu nâng cao trình độ ngoại ngữ không biến thành gánh nặng cho học sinh và gia đình họ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

khóa học ielts hệ thống tiêu chuẩn iso 27001 doanh nghiệp