Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy ăn trái câycó thể giảm nguy cơmắc bệnh dị ứng đặc biệt là hen suyễn.
Theo các nhà khoa học Hà Lan theo dõi cáctriệu chứnghen suyễn vàchế độ ăn của trẻ emtừ sơ sinh đến 8 tuổi cho thấy những người ăn nhiều trái cây trong suốt thời thơ ấu có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn hẳn người ít ăn hoa quả tươi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các chất chống oxy hóa trong trái cây và raucó thể bảo vệ đường hô hấp khỏi bị tổn hại, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, một trong những bệnh dị ứng chính đang có xu hướng tăng ở các vùng đô thị ô nhiễm.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy: táo, chuối và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn và các bệnh dị ứng nói chung.
Táo
Nếu bạn có ý định lựa chọn danh mục hoa quả chống dị ứng thì xin đừng quên táo. Táo là thứ quả tuyệt vời có chứa nhiều hoạt chất sinh học có giá trị với bệnh dị ứng như giàu vitamin A, C, E.
Ngoài ra, táo còn là loại trái cây có hàm lượng quercetin cao nhất. Quercetin là một chất có tác dụng ổn định màng tế bào, do đó làm hạn chế giải phóng chất trung gian hoá học của dị ứng là histamin, còn là chất có khả năng chống oxy hóa nên có thể bảo vệ tế bào trước những tác nhân gây hại, trong đó có tác nhân gây dị ứng, và đặc biệt là tác dụng kháng histamin, làm histamin bị giảm tác dụng trong cơ chế dị ứng.
Như vậy tác dụng chống dị ứng của táo đã được chứng minh rất rõ ràng. Chúng ta nên thưởng thức thứ quả rất dễ kiếm nhưng lại nhiều công dụng như táo nhé, mỗi ngày dùng từ 1-2 quả táo sẽ rất tốt cho sức khoẻ.
Cam, chanh, bưởi
Cam và chanh, quất, quít và bưởi cũng là những loại quả đầu tiên cần được giới thiệu trong danh mục thực phẩm chống dị ứng.Từ xưa ông bà chúng ta đã dùng các loại quả này để chống ho dị ứng, trị ho khan, ho đàm, ho gió - những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết.
Trong họ hàng nhà quả này có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, giảm được hiện tượng mề đay dị ứng.
Bởi vậy chúng ta nên dùng cam hay chanh- quất, quýt hay bưởi hàng ngày. Mỗi ngày một cốc nước vắt của những loại quả trên là một chế độ bổ sung tốt nhất.
Dứa
Trong dứa có hai thành phần hiệu quả chống dị ứng là: vitamin C (có tác dụng làm giảm triệu chứng dị ứng) và bromelain, một chất có khả năng làm giảm tổng hợp prostaglandin (một chất trung gian gây viêm trong cơ chế dị ứng).
Hơn nữa, như đã phân tích trong thành phần của quả táo, thì dứa cũng chứa chất quercetin, một chất có hoạt tính chống oxy hoá siêu mạnh giúp bảo toàn tế bào và kháng histamin rất tốt.
Dùng dứa thường xuyên có thể giảm ngứa da do dị ứng. Loại quả này cũng được chứng minh là có tác dụng làm thông thoáng và giảm viêm đường thở khi chúng ta bị ho dị ứng.
Dứa là loại quả phổ biến, rất dễ dùng vì có hương vị thơm ngon, có thể ăn được dứa thái hay uống nước dứa ép để phòng chống nguy cơ dị ứng nhé.
Nghệ
Nghệ là thực phẩm quen thuộc cho hương vị hay màu vàng đặc trưng không thể thiếu trong một số món ăn cổ truyền của người Việt Nam.
Ngoài giá trị ẩm thực, nghệ còn có tác dụng trong phòng và điều trị dị ứng.Kinh nghiệm dân gian cho thấy, dùng nghệ tốt cho người bị viêm ruột và viêm đường hô hấp.
Khoa học cũng chứng minh nghệ chứa hoạt chất curcumin, có tác dụng ức chế các sản phẩm trung gian gây viêm dị ứng trong hen như leukotrien.
Định lượng các chất này trong máu người dùng nghệ tinh chất thấy giảm thấp hơn hẳn nhóm không dùng. Nó cũng là chất được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và điều biến miễn dịch cho người bị dị ứng, do có thể làm giảm tính mẫn cảm với tác nhân gây dị ứng, điều mà người ta vẫn mong đợi và tìm kiếm để tìm giải pháp lâu dài cho người bị bệnh này.
Cải canh
Cải canh hay một số nơi còn gọi là cải cay (vì ăn sống nó cay xè như mù tạt) là thứ rau tốt cho điều trị dị ứng. Cải canh được cho là tốt trong điều trị dị ứng vì có nhiều vitamin C và vitamin E.
Đây là hai vitamin hàng đầu về chống oxy hóa và làm ức chế histamin. Cần lưu ý nếu dùng được cải canh tươi thì tốt hơn dạng đã nấu chín, vì nấu chín đã làm giảm một lượng vitamin chứa trong đó và làm giảm chất cay trong cải.
Song để lợi mà không có hại, chúng ta phải lựa chọn rau an toàn và rửa thật sạch sẽ. Món thịt bò cuốn lá cải là món ăn thích hợp với những người này.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là một trong số ít hạt có hoạt tính chống dị ứng. Người ta nghĩ đơn thuần là hạt hướng dương chỉ có tác dụng ép lấy dầu. Đúng nhưng chưa đủ.Một công dụng sức khoẻ lớn của nó là giảm sự khó chịu trong dị ứng.
Đó là vì trong hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E, là vitamin có hoạt tính chống viêm, một trong những rối loạn trong cơ chế dị ứng gây ra.
Bổ sung nhiều vitamin E dạng tự nhiên sẽ giúp cho cơ thể chống viêm hiệu quả và giảm hiện tượng viêm trong dị ứng như viêm đường hô hấp, viêm mũi.
Thêm vào đó, hạt hướng dương còn có selen, một nguyên tố vi lượng có hoạt tính làm tăng hoạt tính của các enzym chống oxy hóa nên giảm phá hủy tế bào trong cơ chế dị ứng.
Thực phẩm bị nhầm có tác dụng chống dị ứng
Ănmật ong để ngăn ngừa dị ứng?
Không đúng, vì trong mật ong có khả năng có phấn hoa rơi vào, dù chỉ một lượng rất nhỏ cũng có khả năng gây dị ứng. Và, cho đến nay, không có bằng chứnglâm sàng cho thấymật onglàm giảm bớtcác triệu chứngdị ứng.
Nhưng, điều đó không có nghĩa rằng không nên ăn mật ong. Với vị ngọt của nó có nhiều ích lợi trong các món ăn và uống một ngụm mật ong nhỏ buổi sáng giúp giảm viêm họng và giảm táo bón. Nhưng mật ong không giúp ngăn ngừa dị ứng như một số người vẫn nhầm tưởng.
Sữa tươi
Sữa tươi không những không phòng tránh dị ứng mà còn có khả năng gây các loạn khuẩn do khó hấp thu đường lactose của sữa tươi và dễ có mặt các loại vi khuẩn gây loạn khuẩn đường ruột nếu chưa qua biện pháp tiệt trùng hay thanh trùng sữa tươi.
Ăn mặn giúp phòng tránh dị ứng?
Trái lại, một chế độ ăn nhiều muốikhiến các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn. Gần đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi áp dụng một chế độ ăn ít natri có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn ở những người bị hen kết hợp với tập luyện.
Như vậy là thêm một lợi ích của chế độ ăn nhạt bên cạnh phòng chống các bệnh rối loạn chuyển hóa.