Thực hư chuyện phở nấu bằng "nước hủy hầm cầu"?

Những ngày gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin các tiệm phở mua "Nước Phở Hủy Hầm Cầu".

Thực hư chuyện phở nấu bằng "nước hủy hầm cầu"?

Đây là loại nước được thu lượm từ các loại xương ôi, thối vứt đi từ các nhà hàng đổ ra bãi rác rồi ngâm trộn với nước hóa chất "Hủy Hầm Cầu" của Trung Quốc để hầm xương cho mau rục ra, làm mất mùi thối, nước trong và thơm ngon.

Trước thông tin này, TS Lâm Quốc Hùng – trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định đây là thông tin không có cơ sở cả về mặt khoa học và thực tiễn bởi những lý do sau:

Thứ nhất kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ các địa phương đến Trung ương báo cáo về Cục An toàn Thực phẩm cũng khẳng định chưa bao giờ phát hiện hiện tượng sản xuất, kinh doanh “nước dùng nấu phở” như thông tin mà mạng xã hội đã đưa.

Bên cạnh đó, nội dung thông tin phản ảnh “mỗi can nước dùng giá 100.000đ” mà vẫn bảo đảm “thơm, ngon” là không phù hợp với thực tế. 

Bởi mỗi lít sản phẩm là kết cấu về giá trị của cả quá trình trong đó có giá trị nguyên liệu, công lao động và cả lợi nhuận của người sản xuất ra nó. Vậy mà một can nước dùng tới 20 lít mà giá 100.000 đồng (như vậy mỗi lít nước dùng có giá 5.000 đồng tương đương với 1 lít nước sinh hoạt thì đây là vấn đề “không tưởng”.

Lý do thứ 2 mà TS Hùng đưa ra là “lợi nhuận” trong giá thành của bát phở không thể đến mức người kinh doanh phở phải “bất chấp” lương tâm, trách nhiệm và tính nhân bản của mình để thực hiện. 

Vì thế không thể tồn tại những hành vi “vô nhân tính” đến như thế nếu sử dụng loại nước độc hại này bán cho người tiêu dùng thì đã là tội phạm rồi.

Theo ông Hùng, đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, các quán ăn, nhà hàng kinh doanh ăn uống được quản lý của cơ quan chức năng, giám sát chất lượng, an toàn của người tiêu dùng… thì nếu có hành vi “vô nhân tính”, “tội ác” sử dụng sản phẩm mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người sẽ không thể “che đậy” mãi được chứ đừng nói là “công khai” như thông tin đã phản ánh.

Vì thế, ông Hùng khuyến cáo người dân “Hãy cảnh giác với những nguồn thông tin trôi nổi, vô trách nhiệm với đời sống xã hội. Đừng vì sự tò mò và hiếu kỳ mà vô tình làm lan truyền những thông tin không có thực, những thông tin “độc hại”. 

Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, kinh tế - chính trị đất nước”.

Theo Báo Đất việt/Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...